• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tích đất làm nông

Nguồn tin:  Báo Bắc Giang, 06/03/2019
Ngày cập nhật: 9/3/2019

Với bản tính kiên trì, chịu khó, nhiều nông dân trong tỉnh Bắc Giang đã tích tụ đất bằng hình thức mua hay thuê ruộng để làm nông nghiệp. Nhờ vậy, họ đã có của ăn, của để, thậm chí làm giàu từ ruộng vườn.

Thu quả ngọt từ đất mới

Là hộ giàu lên từ cam ngọt ở thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc (Lục Ngạn), ông Bùi Xuân Chỉnh luôn ấp ủ mở rộng diện tích cây có múi. Quỹ đất trong thôn có hạn nên ông đã đi khảo sát nhiều nơi.

Ông Bùi Xuân Chỉnh bên vườn cam tại xã Đông Hưng (Lục Nam).

Qua bạn bè giới thiệu, năm 2016 ông tìm mua được quả đồi rộng 8 ha ở thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng (Lục Nam) để trồng trọt. Có diện tích đất mới, ông tích cực cải tạo, phát dọn cây dại và tàn dư thực vật cộng với san gạt, kiến thiết vườn đồi theo hình bậc thang. Các giếng khoan được tạo mới để bảo đảm nguồn nước cho cây trồng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại.

Phương pháp này không những tiết kiệm nước, giảm công lao động mà còn tăng năng suất cam so với cách làm thông thường. Vụ cam vừa qua là lứa đầu tiên được thu hoạch với hơn 40 tấn, giá bán tại vườn 23-25 nghìn đồng/kg, ông thu về gần một tỷ đồng.

Ông Chỉnh tâm sự: “Do có kinh nghiệm làm vườn nên không chỉ tôi mà người dân trong thôn đều quý tấc đất như tấc vàng. Khi có chút vốn từ các vụ cam trước, chúng tôi lại tìm ở những địa bàn phù hợp để mở rộng diện tích với hy vọng có nguồn thu nhập lớn hơn”.

Không có điều kiện mua đất, năm 2016, gia đình bà Nguyễn Thị Liễu, thôn Đức Thành, xã Trí Yên (Yên Dũng) thuê lại hơn một ha ruộng của bà con trong thôn với thời gian 15 năm để trồng màu. Bà dành một phần diện tích làm nhà màng còn lại thâm canh gối vụ các lứa rau.

Sau thành công với vụ dưa lưới, vụ này bà đã thuê 3 ha ruộng trồng thêm cà chua, dâu tây và một số loại hoa. Một số mặt hàng được siêu thị, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu. Hơn nữa, địa điểm canh tác gần đường giao thông rộng rãi, phương tiện đến được đầu bờ đã giúp gia đình bà thuận tiện khi tiêu thụ sản phẩm. Trừ chi phí, bình quân lãi khoảng 150 triệu đồng/ha/vụ.

Hiện nay chưa có thống kê cụ thể song toàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình tích tụ ruộng đất thông qua thuê hay mua lại đất vườn để trồng rau màu, cây ăn quả. Các mô hình này tập trung ở huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Theo bà Liễu, đầu tư vốn vào nông nghiệp cũng khá lo bởi thời tiết thất thường, giá cả không ổn định. Kinh nghiệm của bà Liên là dựa vào lịch thời vụ nên trồng cây ở vụ sớm hoặc muộn, tránh thời điểm thu hoạch nông sản ồ ạt, hạn chế tình trạng rớt giá.

Khuyến khích nhân rộng

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay chưa có thống kê cụ thể song toàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình tích tụ ruộng đất thông qua thuê hay mua lại đất vườn để trồng rau màu, cây ăn quả.

Các mô hình này tập trung ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Hiệp Hòa. Họ là những người đam mê, thật sự tâm huyết với nghề nông. Không ít trường hợp đã có thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sống và làm giàu từ vườn ruộng. Tuy nhiên cũng có một số người thất bại ở vụ đầu do chưa nắm chắc kỹ thuật; đầu ra của sản phẩm gặp khó.

Bà Nguyễn Thị Liễu, thôn Đức Thành, xã Trí Yên (Yên Dũng) thu hoạch cà chua trên đất thuê.

Trường hợp anh Nguyễn Văn Quảng, thôn Bắc, xã Đồng Việt (Yên Dũng) là một ví dụ. Khi thuê đất trồng 3 ha khoai tây vào vụ đông năm 2015, anh bị lỗ nặng vì khoai chết nhiều. Sau vụ đó, anh thận trọng hơn, tuân thủ quy trình từ làm đất đến thu hoạch, đồng thời thành lập hợp tác xã (HTX), ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp (DN).

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp luôn được tỉnh khuyến khích nhân rộng. Bằng cách này, người sản xuất có diện tích đủ lớn, đầu tư phương tiện cơ giới vào các khâu, nhất là sản xuất theo chuỗi giá trị.

Với vai trò, chức năng của ngành, tới đây Sở lựa chọn, quy hoạch xây dựng khu, vùng nguyên liệu hợp lý, dựa trên điều kiện thuận lợi tối ưu cho sản xuất đối với từng loại sản phẩm để người dân và DN cùng tham gia; hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, tạo thuận lợi cho canh tác. Sở cũng nghiên cứu ban hành cơ chế hỗ trợ tích tụ ruộng đất; thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Mặc dù vậy, trên thực tế vừa qua, tại xã Tư Mại (Yên Dũng) xảy ra tình trạng người dân mượn đất trồng khoai tây phải thu hoạch non sản phẩm, một số hộ bị thiệt hại do chưa đến kỳ thu mua của DN. Do vậy, đi đôi với biện pháp trên, một số ý kiến cho rằng chính quyền sở tại cần quản lý chặt đất đai; tạo điều kiện, hướng dẫn người dân về thủ tục pháp lý trong khi chuyển nhượng, thuê đất tránh phát sinh những vấn đề phức tạp.

Trịnh Lan

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang