• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 16/05/2019
Ngày cập nhật: 17/5/2019

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia đều khẳng định, cá lạ mà ngư dân bắt được ở sông Cổ Chiên hôm qua (15-5-2019) là cá nược Minh Hải

Ngày 16-5-2019, ông Nguyễn Văn Giang - Chủ tịch UBND xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) xác nhận, con cá mà ngư dân Phan Văn Thái (49 tuổi, ngụ ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng) bắt được trên sông Cổ Chiên đã được chuyên gia tìm đến tận nhà vào tối qua và xác nhận là cá nược Minh Hải, tên khoa học là Orcaella brevirostris. Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Việc bắt gặp loài này ở sông Cổ Chiên thực sự là tin sốc đối với giới khoa học.

“Họ xuống tối hôm qua, trực tiếp xem cá và xác định đây là cá nược” - ông Giang nói.

Trong quá trình trao đổi với gia đình, nhóm chuyên già này bày tỏ nguyện vọng muốn hỗ trợ gia đình một số tiền và nhận con cá dài hơn 2m, nặng khoảng 150kg để nghiên cứu. Tuy nhiên, gia đình ông Thái không đồng ý và tiếp tục giữ lại con cá quý.

“Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền, vận động gia đình giao nộp con cá này”- ông Giang nói thêm.

Còn việc xử lý con cá này thế nào, lãnh đạo xã cho biết sẽ tham khảo thêm ý kiến của các cơ quan chức năng hoặc chôn cất.

Trao đổi với phóng viên, ông Thái cho biết, do cá đã chết, gia đình ướp nước đá để đó.

“Giờ ai muốn mang cá đi cũng được, nhưng phải đưa tôi 40 triệu đồng” - Ông Thái nói. Số tiền này là tiền “xăng, dầu”, nhân công. Theo ông Thái, từ vị trí bắt được cá và đưa về đến nhà, ông phải chạy ghe với chặng đường chừng 40km và nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều người mới có thể đưa cá lên bờ.

Thạc sĩ Vũ Long - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp cho biết, tối 15-5-2019, ông đã trực tiếp đến xã Phú Phụng và tìm đến nhà của ngư dân Phan Văn Thái. “Con cá này, chắc chắn là cá nược Minh Hải, hay còn gọi là cá heo sông”. Trung tâm có đề nghị giao nộp mẫu (cá) cho địa phương và hoặc trung tâm để làm tiêu bản trưng bày, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hỗ trợ phần kinh phí “tiền dầu, nước đá”.

Theo thạc sĩ Vũ Long, 30 năm nay trên tuyến sông Cửu Long không có ghi nhận mới về loài cá nược. Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhân trên tuyến sông Cổ Chiên.

Sau khi xem qua hình ảnh về con cá mà ngư dân Bến Tre bắt được, Tiến sĩ Dương Văn Ni (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ) khẳng định đây là cá heo nước ngọt.

Theo Thạc sĩ Vũ Long, chúng tôi không thể bỏ tiền ra để mua cá nược được, dù là để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Hành vi đó bị cấm, bị xử lý hình sự. Chúng tôi cũng lo là bản thân ngư dân cũng chưa ý thức được điều này.

"Cá nược được bảo vệ trong Công ước CITES, không được phép mua bán, trao đổi dưới bất kỳ hình thức nào. Để hỗ trợ cho ngư dân, chúng tôi chỉ có thể bù một chút gọi là tiền xăng dầu, ngư cụ mà thôi" - Thạc sĩ Long cho biết thêm.

Trước đây, loài cá này sống rất nhiều ở miền Bắc Campuchia và trên sông MeKong nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 50 con. Cá nược (Orcaella brevirostris) là một loài động vật có vú thuộc họ cá heo biển Delphinidae, sống ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á, được tìm thấy trên sông Irrawaddy tại Myanma, sông Mahakam ở Indonesia và sông Mekong tại Campuchia cũng như Việt Nam. Loài này có ở Việt Nam và được định danh tiếng Việt là cá nược hoặc cá nược Minh Hải. Khi mới sinh ra, cá nược có chiều dài cơ thể khoảng 1m và cân nặng khoảng 10kg. Khi trưởng thành nó đạt tới 2,3m và nặng trên 130kg. Tuổi thọ khoảng 30 năm. Năm 2004, cá nược được đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Như Báo Đồng Khởi đã thông tin, khoảng 2 giờ ngày 15-5-2019, vợ chồng ông Phan Văn Thái (49 tuổi, ngụ ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng) bắt được một con cá lạ nghi là cá quý hiếm nặng khoảng 150kg, dài 2,3m, trong lúc thả lưới trên sông Cổ Chiên, đoạn gần cầu Cổ Chiên (Bến Tre). Do con cá đã chết nên gia đình ướp đá chờ người đến mua.

Tin, ảnh: Hồng Nam

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang