• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiều lồng cá ‘mắc cạn’ do nước sông Đà rút mạnh

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 07/10/2019
Ngày cập nhật: 8/10/2019

Đã nhiều ngày nay, do nước sông Đà rút mạnh và liên tục, khiến cho nghề nuôi cá lồng tại xã Xuân Lộc, Thanh Thủy bị đe dọa nghiêm trọng.

Anh Dương Tiến Dũng, khu 5 xã Xuân Lộc- Chủ của 17 lồng cá cho biết: Tình trạng này đã kéo dài trong những tháng cuối năm 2018 và nhiều tháng của năm 2019 khiến cho nhiều chủ lồng lao đao. Do mực nước sông Đà xuống thấp nên nhiều chủ lồng đã dừng nuôi, hạn chế tối đa số lồng hiện có đồng thời di chuyển lồng ra khu vực nước sâu, làm cho nghề nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế số lượng, sản lượng và tăng chi phí chăn nuôi, di chuyển lồng cá…

Anh Đặng Văn Luyện, trước đây có 22 lồng cá, hiện tại đã giảm rất nhiều sau các đợt thủy điện xả lũ, phải rút bớt số lồng hiện có do cá chết nhiều, phải di chuyển nhiều lồng cá xuống khu vực nước sâu để đảm bảo chăn nuôi, chi phí tăng.

Tình trạng khan cạn nước sông Đà trong thời gian gần đây đang gây ra nhiều khó khăn cho các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà, địa bàn huyện Thanh Thủy nói chung và xã Xuân Lộc nói riêng; khiến cho chi phí chăn nuôi tăng, sản lượng cá giảm, nhiều hộ có nguy cơ “cụt vốn” và không tái đàn, cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đơn vị liên quan về kinh phí, vốn vay và kỹ thuật ứng phó với tình trạng này kéo dài…

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tại Thanh Thuỷ có 27 lồng cá bị “mắc cạn”. Trước tình trạng này, các hộ đã di chuyển nhiều lồng cá đến khu vực nước sâu để đảm bảo an toàn. Với những hộ không thể di chuyển, đã áp dụng các biện pháp tích cực để cứu cá như đi gửi cá, hút cát đáy lồng để khơi nguồn nước…

Ông Nguyễn Mạnh Phúc - Phó Chi cục Thủy sản khuyến cáo: Với những hộ có lồng cá đang bị cạn nước, cần báo cáo địa phương lựa chọn vị trí nước sâu để tiếp tục di chuyển lồng; về lâu dài, khuyến khích các hộ chuyển đổi sang mô hình đầu tư nuôi thâm canh trong ao và ứng dụng công nghệ nuôi cá sông trong ao. Chi cục Thủy sản sẽ phối hợp với UBND huyện rà soát lại quy hoạch nuôi cá lồng để có khuyến cáo về những vị trí nuôi thuận lợi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển nghề nuôi cá lồng.

Quốc Hội

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang