• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo vệ đàn vật nuôi, thủy sản nuôi trong mùa nước nổi

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 30/09/2019
Ngày cập nhật: 1/10/2019

Những ngày qua, nước lũ lên nhanh, nhiều khu vực ở đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp bị chia cắt, nhiều đàn vật nuôi và diện tích nuôi thủy sản bị nước lũ đe dọa, bà con nông dân phải tất bật bảo vệ.

Với tổng đàn gia súc, trâu bò gần 15.000 con, gia cầm trên 70.000 con, người dân huyện Hồng Ngự tận dụng các khoảng đất xung quanh nhà, vườn tạp để làm chuồng trại chăn nuôi. Song thời điểm này, nước lên nhanh, gây chia tách nhiều nơi ở các xã vùng sâu.

Khu vực nhà ở xung quanh 4 bề là nước, chuồng trại bị ngập sâu nên những ngày này, bà Nguyễn Thị Dồi ở xã Thường Lạc cho biết, phải di dời 3 con bò lên đê bao nội đồng xã Thường Lạc để trú tạm và do không có cỏ nên phải đi mua rơm cho bò ăn”.

Ở một số khu vực chăn nuôi thả đồng, hiện nước đã ngập mặt ruộng, người dân phải di tản đàn vật nuôi lên các khu vực gò cao hơn để chăn thả, chi phí thức ăn cho vật nuôi cũng tăng lên.

Là địa phương đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, huyện Hồng Ngự có thế mạnh chăn nuôi thủy sản với tổng diện tích trên 400ha. Đa số các vùng nuôi nằm ở khu vực ven sông, một số khác dọc theo các đê bao xả lũ. Do vậy khi nước dâng cao, công tác bảo vệ các vùng nuôi thủy sản được bà con chuẩn bị ráo riết để hạn chế những rủi ro khi lũ lớn. Có 10.000m2 ao nuôi cá giống, ông Nguyễn Văn Thệ ở xã Thường Thới Hậu B đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng với 180 muôn cá giống. Những ngày này, gia đình ông phải túc trực 24/24 để kiểm tra ao nuôi thường xuyên, đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra.

Cũng theo các hộ nuôi, việc di tản nhiều sẽ khiến vật nuôi mất sức, bên cạnh đó mùa lũ cũng là thời điểm vật nuôi dễ phát sinh bệnh, do vậy công tác chăm sóc cũng vất vả hơn nhiều.

Ở huyện Tam Nông, một số ao hầm, ruộng nuôi thủy sản nước đã ngập, nông dân chủ động mua đăng tre, lưới cước, cọc tràm, bạch đàn, dây chì... bao quanh ao hầm, mùng lưới nuôi cá, vuông nuôi tôm để bảo vệ đàn thủy sản tránh thiệt hại, thất thoát do thiên tai, bão lũ gây ra.

Được biết, nông dân huyện Tam Nông hiện đang tận dụng diện tích mặt nước ao hầm, lồng bè, ruộng để nuôi thủy sản, với gần 1.000ha gồm: tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cá tra, trê, lóc, rô đồng, rô phi, cá hường, cá chạch lấu, cá heo nước ngọt các loại và lươn, ếch...

Trước tình hình mực nước lên cao, ngành chức năng tăng cường khuyến cáo bà con các biện pháp và kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời ra quân tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của các hộ dân trong những tháng mùa lũ.

Minh Thi - Trần Trọng Trung

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang