• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp bảo quản sản phẩm để nâng cao năng suất khai thác xa bờ

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 19/6/2019
Ngày cập nhật: 20/6/2019

Sáng ngày 19-6, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ”, với sự tham gia của đại diện 5 tỉnh, thành gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và hàng trăm ngư dân, nhà khoa học, doanh nghiệp.

Quanh cảnh diễn đàn Khuyến nông nông nghiệp tại Quảng Ngãi. Ảnh:NGUYỄN TRANG

Khai thác hải sản đang ngày càng được Chính phủ quan tâm và đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ đội tàu thủ công lạc hậu, đến nay cả nước đã có trên 31.500 tàu cá xa bờ (tàu có chiều dài 15m trở lên). Tuy nhiên, nhìn chung lĩnh vực khai thác hải sản vẫn còn sử dụng lao động trực tiếp, tổn thất sau thu hoạch từ 20%-30%. Trong khi đó, diện tích vùng biển xa bờ khoảng trên 700.000km2, chiếm khoảng trên 70% diện tích ven biển, như vậy, mật độ khai thác hải sản xa bờ rất thấp so với vùng ven bờ.

Th.S Phạm Ngọc Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản trình bày về công tác bảo quản sản phẩm sau khai thác. Ảnh:NGUYỄN TRANG

Theo ThS. Phạm Ngọc Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), hiện nay, hầu hết các tàu khai thác hải sản bảo quản sản phẩm đánh bắt bằng nước đá lạnh, nhiệt độ của cá thường dao động từ 0°-5°C, thời gian bảo quản không quá 10 ngày. Đá sử dụng hầu hết là đá xay, chất lượng vệ sinh thấp và độ lạnh chưa sâu, thời gian bảo quản ngắn. Trong khi đó, ngư trường ven bờ ngày càng cạn kiệt, ngư dân phải mở rộng khai thác xa bờ làm thời gian chuyến biển bị kéo dài từ 45-60 ngày, dẫn đến trữ đá không đủ, da cá bị bóc vẩy tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập vào thịt cá.

Ở miền Bắc, ngư dân dùng phương pháp muối đá trộn lẫn với cá, trong khi ngư dân phía Nam thường chứa cá trong túi ni lông rồi xếp thành lớp xen kẽ với đá xay. Phương pháp bảo quản vẫn dùng công nghệ đóng hầm bảo quản bằng vật liệu xốp trắng, cao su xốp là công nghệ cũ ngư dân đã ứng dụng từ lâu vì giá thành hạ, ngư dân có thể tự làm cho tàu mình, tuy nhiên, tổn thất nhiệt rất lớn, sản phẩm giữ lâu trên tàu không đảm bảo làm tổn thất chất lượng.

Ngư dân vẫn dùng nước đá lạnh để bảo quản sản phẩm theo cách truyền thống. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Hiện tại nghề lưới kéo vẫn là nghề phổ biến ở Việt Nam, việc hạn chế đi đến cấm hẳn nghề lưới kéo là không khả thi, thay đổi công nghệ khai thác lưới kéo đáy sang nghề lưới kéo đơn trung tầng sàn dốc. Việc sử dụng lưới kéo đuôi, sàn dốc sẽ giảm lao động từ 50%-60% so với nghề kéo thu dây và lưới trước mũi.

Qua những phân tích, ông Tuấn kết luận: “Có thể nhận thấy cơ cấu nghề chưa ổn định, nghề lưới kéo quá nhiều. Năng suất khai thác ngày càng tăng nhưng chi phí cũng rất cao, tổn thất sau khai thác ngày càng lớn do hạn chế trong công nghệ bảo quản, ứng dụng khoa học công nghệ chưa đồng bộ, dịch chuyển lao động chất lượng cao ra khỏi ngành kỹ thuật, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ cao”.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa vào sử dụng thiết bị cấp đông được sử dụng tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới, nhiều phương pháp khác như bảo quản bằng Ni-tơ lỏng, công nghệ làm đông tế bào sống, công nghệ sản xuất đá vẩy, nước biển lạnh, thiết bị xử lý, sơ chế sản phẩm.

Giới thiệu máy radar, định vị đến ngư dân để tăng năng suất khai thác. Ảnh:NGUYỄN TRANG

Ngoài ra, các thiết bị nâng cao năng suất khai thác giảm thiểu chi phí nhiên liệu như ứng dụng đèn LED cho tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, ứng dụng rạn nhân tạo nhằm phục hồi và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ, máy dò đứng kỹ thuật số…

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nói: “Trong những năm qua, bộ NN-PTNT rất quan tâm xây dựng mô hình. Rõ ràng ngư dân khai thác được cá thì phải bảo quản tốt mà hiện nay Trung tâm đang triển khai dùng hầm PU, tăng chất lượng bảo quản, ứng dụng các thiết bị hiện đại để nâng cao khai thác hiệu quả”.

Do vậy, các trung tâm khuyến nông tỉnh, thành cần có giải pháp để triển khai nhân rộng các thiết bị công nghệ theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, phấn đấu 1 chủ tàu làm, 1.000 chủ tàu khác biết và 100 chủ tàu làm theo.

Ông Tiêu cho biết thêm: “Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo tích cực phát triển hướng ra biển, mạnh từ biển, không chỉ lắp thiết bị hiện đại, ngư dân phải giảm nhân công kao động, bảo quản sản phẩm sau khai thác tốt nhất. Đến năm 2030, giảm tỷ lệ tổn thất sau khai thác xuống còn 15%. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT đang xây dựng các mô hình nuôi lồng, tổ chức liên kết theo chuỗi, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường”.

NGUYỄN TRANG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang