• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc: Thuận lợi từ VKFTA

Nguồn tin: Vasep, 06/06/2019
Ngày cập nhật: 10/6/2019

Hàn Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam. Từ 2008 đến 2013, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 85 triệu USD đến 225 triệu USD. Sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực cuối năm 2015, từ 2016 đến 2018, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng từ 285 triệu USD lên 386 triệu USD. Như vậy, VKFTA đã có những tác động nào đó lên XK tôm Việt Nam trong thời gian qua.

VKFTA được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

Theo cam kết của Hàn Quốc trong VKFTA, các sản phẩm tôm XK từ Việt Nam sang Hàn Quốc từ mức thuế 20% được giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực gồm các sản phẩm tôm mã HS 0306161090, 0306169090, 0306171090, 0306179090, 0306261000, 0306271000, 1605219000 (tôm nước lạnh đông lạnh đã bóc vỏ, tôm nước lạnh chưa bóc vỏ, tôm và tôm prawn khác đã bóc vỏ, tôm và tôm prawn khác chưa bóc vỏ, tôm nước lạnh sống/tươi/ướp lạnh, tôm và tôm prawn khác sống/tươi/ướp lạnh, tôm và tôm prawn không đóng hộp kín khí). Và hạn ngạch tôm được miễn thuế từ Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt 10.000 tấn trong năm đầu tiên VKFTA có hiệu lực.Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia, Malaysia chỉ được cấp hạn ngạch 5.000 tấn. Cơ hội này giúp tôm Việt Nam dễ dàng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc.

Theo cam kết trong 5 năm tiếp theo kể từ khi VKFTA có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ nâng hạn ngạch tôm XK của Việt Nam vào thị trường này lên mức 15.000 tấn (tăng thêm 10% qua mỗi năm) và duy trì mức 15.000 tấn từ năm thứ 7 trở đi.

Cơ chế hạn ngạch thuế quan theo VKFTA được áp dụng song song với cơ chế hạn ngạch thuế quan thông thường của Hàn Quốc (HSK). Do đó các sản phẩm thuộc diện hưởng hạn ngạch thuế quan theo VKFTA khi đã hết hạn ngạch theo VKFTA vẫn có thể sử dụng hạn ngạch thuế quan theo HSK.

Từ 2008 đến 2013, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 85 triệu USD đến 225 triệu USD. Sau khi VKFTA có hiệu lực, từ 2016 đến 2018, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng từ 285 triệu USD lên 386 triệu USD. Mặc dù không tăng nhiều nhưng rõ ràng tôm Việt Nam đã duy trì được chỗ đứng khá ổn định trên thị trường Hàn Quốc.

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm thị phần áp đảo 50,5% trong khi các đối thủ khác (Thái Lan 9,6%, Ecuador 13,5%, Trung Quốc 5,2%). Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với tôm Trung Quốc, Ấn Độ và Ecuador.

Bốn tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 94,6 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm sang Hàn Quốc giảm trong những tháng đầu năm nay trong bối cảnh sụt giảm chung trong XK tôm sang các thị trường chính và tác động của giá tôm thế giới giảm.

Mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng việc tận dụng VKFTA còn chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Việt Nam được miễn thuế tôm NK vào Hàn Quốc với hạn ngạch 10.000 tấn/năm, đến 2020 là 15.000 tấn/năm, nhưng hiện tại Việt Nam mới tận dụng được 2.500 tấn/năm. Để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi mà VKFTA mang lại, các DN Việt Nam cần nâng cao ý thức chủ động tiếp cận thông tin về VKFTA để lựa chọn các ưu đãi phù hợp với điều kiện của DN đồng thời thay đổi công nghệ, định hướng phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường NK.

Kim Thu

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang