• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 27/05/2019
Ngày cập nhật: 28/5/2019

Theo báo cáo mới đây của Rabobank, đến hết năm 2017, Việt Nam đã lọt vào Top 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Chế biến cá tra xuất khẩu.

Theo Rabobank, trong giai đoạn từ 2012 - 2017, tăng trưởng thương mại thủy sản toàn cầu đạt 4%/năm, ước đạt 153 tỷ USD năm 2017. Giá trị thương mại thủy sản tăng cao hơn so với lượng thủy sản được giao dịch, là nguyên nhân chính làm tăng trưởng thương mại thủy sản trên thế giới.

Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với giá trị xuất khẩu hơn 20 tỷ USD vào năm 2017. Đứng thứ 2 là Nauy với hơn 10 tỷ USD xuất khẩu. Việt Nam đã vượt qua Thái Lan vươn lên đứng vị trí thứ 3 với giá trị xuất khẩu năm 2017 là 8,32 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trong giai đoạn 2012 - 2017 chủ yếu dựa vào thương mại tôm và cá thịt trắng (cá tra, basa). Điều đáng chú ý là vào cuối giai đoạn nói trên, xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc sang Mỹ bị giảm tới 33%, tuy nhiên, khoảng trống đó đã được cá tra Việt Nam lấp đầy.

Về các thị trường nhập khẩu, EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất. Từ 2012 - 2017, giá trị nhập khẩu thủy sản của EU tăng 4 tỷ USD, Mỹ tăng 5 tỷ USD… Cũng trong giai đoạn này, giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng tới 3 tỷ USD.

Theo dự báo của Rabobank, trong những năm tới, Trung Quốc và Nauy tiếp tục là 2 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chậm lại. Vị trí của các nước xuất khẩu lớn có thể thay đổi do các thách thức trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Về nhập khẩu, trong tương lai gần, EU và Mỹ vẫn sẽ là 2 thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng mạnh về nhập khẩu, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu thủy sản đứng hàng thứ 3 thế giới, nhất là khi dịch tả lợn Châu Phi đang làm gia tăng mạnh nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Trung Quốc.

Nuôi trồng vượt khai thác

Lâu nay, sản lượng thủy sản từ khai thác vẫn luôn cao hơn so với nuôi trồng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, điều này sẽ thay đổi. Cụ thể, theo Rabobank, vào năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi trồng sẽ vượt sản lượng thủy sản khai thác. Nguyên nhân là do trong nhiều năm qua, sản lượng thủy sản khai thác chủ yếu đi ngang.

Trong khi đó, nhờ chất lượng con giống được cải thiện, các công nghệ nuôi ấp mới, các sáng kiến về thức ăn thủy sản và chuyển dịch sản xuất theo hướng đẩy mạnh áp dụng các công nghệ nuôi hiệu quả hơn, thâm canh cao hơn, đã giúp cho sản lượng thủy sản nuôi trồng liên tục tăng lên.

SƠN TRANG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang