• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đưa cá cơm xuất ngoại

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 01/05/2019
Ngày cập nhật: 3/5/2019

Nghề đánh bắt cá cơm đã có từ lâu tại Cà Mau. Tại các cơ sở sơ chế biến cá cơm lớn ở thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) vào chính vụ thu hoạch đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Nếu như trước đây, bà con chỉ phơi khô tiêu thụ nội địa thì mấy năm gần đây cá cơm đã được sản xuất theo một quy trình khá cơ bản để xuất khẩu đi nhiều nước.

Người dân miền biển Cà Mau đánh bắt cá cơm quanh năm. Tuy nhiên, chính vụ đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thường vào những tháng mùa khô.

Vài năm trở lại đây, thị trấn Sông Đốc (nơi có cảng biển lớn nhất ĐBSCL) đã hình thành một số doanh nghiệp chuyên chế biến cá cơm xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài, cá cơm được sơ chế theo một quy trình khá bài bản.

Tàu của các cơ sở chế biến ra tận nơi đánh bắt thu mu, sau đó đưa vào đất liền để sơ chế. Ngoài ra, còn có những người chuyên làm nghề thu mua sau đó vào bán lại cho các cơ sở chế biến trong bờ.

Những con cá cơm tươi nguyên được lấy lên từ khoang tàu vận chuyển.

Sau khi được rửa sạch, cá cơm được đưa vào luộc trong nước muối bằng lò đốt công suất lớn. Chỉ cần 2 phút để hoàn tất công đoạn này.

Sau đó, cá cơm được đưa đi phơi. Nếu nắng tốt, chỉ khoảng 2 giờ là cá khô và được đưa vào khu phân loại.

Trong bước phân loại “những thợ nghề” trước hết bỏ đi những con cá tạp, rồi mới phân cá cơm thành các cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Sau đó, cá cơm được đóng thùng để đưa đi xuất khẩu. Thường mỗi thùng được đóng với trọng lượng 5 kg hoặc 10 kg tùy yêu cầu của khách hàng.

Cá cơm Cà Mau sau khi sơ chế được xuất khẩu phổ biến đi Hàn Quốc, Đài Loan...

Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cá cơm góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi miền biển. Có những cơ sở thu hút hằng trăm lao động mỗi ngày.

Tuy phải phơi nắng vất vả nhưng mỗi ngày làm thuê, các chị em có thể kiếm được từ 150.000 - 200.000 đồng (làm ăn theo sản phẩm).

Hiếu Nghĩa

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang