• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kon Tum: Hom mì giống vừa đắt vừa khan hiếm

Nguồn tin: Báo Kon Tum, 30/04/2018
Ngày cập nhật: 3/5/2018

Sau những trận mưa đầu mùa, bà con nông dân đang khẩn trương xuống giống vụ mì mới. Năm nay cùng với việc phải mua hom mì giống với giá cao, tình trạng khan hiếm nguồn giống cũng xảy ra khiến không ít nông dân không mua được giống để trồng.

Tình trạng hom mì giống tăng giá, khan hiếm xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Kon Tum, nhất là tại huyện Kon Rẫy và Đăk Tô.

Ông Đỗ Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Lùng (huyện Kon Rẫy) cho biết: Nếu như năm ngoái, mỗi cây mì chặt ra được khoảng 10 hom, người dân chỉ phải mua trên 1.000 đồng thì vụ năm nay từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng.

Để trồng được 1ha mì người dân cần từ 12.000 đến 16.000 hom giống, tương ứng với số tiền phải bỏ ra khoảng 5 triệu đồng. Nếu không tự để được giống, cùng với việc phải mua với giá cao, người dân còn chịu nhiều rủi ro nhất là về chất lượng cây giống.

Chị Lê Thị Ánh Kiều, nhà ở thôn 2, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô cho biết: Trong một bó cây giống người mua phải chấp nhận cả những cây nhỏ và cây đã bị khô. Tệ hơn là đến thời điểm này không ít hộ đành bỏ đất do không mua được giống để trồng.

“Bây giờ có tiền cũng không mua được hom mì giống đâu. Ở đây những người có giống họ bán hết rồi. Bây giờ nhiều đất bỏ không đâu có giống đâu mà trồng. Ông anh nhà mình nhà có 2ha, mới mua thêm 1ha đất giờ không mua được giống bỏ đất không đấy” - chị Kiều cám cảnh.

Nông dân xã Diên Bình (huyện Đăk Tô) trồng mì trên đất bán ngập

Nguyên nhân khiến giá hom mì giống năm nay tăng đột biến là do người dân muốn thay thế giống KM94 nay đã thoái hóa và nhiễm bệnh. Bên cạnh đó việc các nhà máy chế biến trên địa bàn đang thu mua mì nguyên liệu với giá khoảng 3.000 đồng/kg, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây cũng là động lực khiến người dân tập trung trồng loại cây này.

Ở khía cạnh khác, thực tế cho thấy, mặc dù có tổng diện tích vùng nguyên liệu tới trên 38.000ha với 8 nhà máy chế biến, song cây mì trong tỉnh vẫn đang phát triển theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Sự liên kết, hỗ trợ, ràng buộc trách nhiệm ở tất cả các khâu giữa người trồng mì, doanh nghiệp, ngành chức năng là điều còn rất thiếu và yếu.

Bài, ảnh: Khoa Điềm

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang