• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Có thật sự ‘dễ ăn’?

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 01/12/2018
Ngày cập nhật: 4/12/2018

Trồng rừng gỗ lớn được cho là một cơ hội trong phát triển kinh tế rừng của Thừa Thiên Huế. Những thông tin tuyên truyền về trồng rừng gỗ lớn cũng được đẩy mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng theo chứng chỉ FSC. Ảnh: Hoài Thương

Theo một con số thống kê được báo chí trích dẫn, đến nay (2018) Thừa Thiên Huế có khoảng 7.000 ha rừng gỗ lớn, trong đó có khoảng 4.000 ha được cấp chứng chỉ FSC (Hội đồng quản trị rừng quốc tế).

Với diện tích rừng gỗ lớn hiện có như hiện nay, tính ra tỷ lệ chiếm khoảng 10% diện tích rừng trồng của tỉnh (khoảng 70.000 ha).

Trong bài toán hạch toán kinh tế, mới thoáng qua, có vẻ như trồng rừng gỗ lớn nâng cao giá trị khoảng hơn 30% so với trồng rừng gỗ nhỏ. Ví dụ như chính người trồng rừng và một số chuyên gia ở lĩnh vực lâm nghiệp hạch toán: trung bình mỗi ha trồng rừng gỗ nhỏ sau một chu kỳ 4 năm cho thu nhập (doanh thu) khoảng từ 80 -100 triệu đồng. Trong khi trồng rừng gỗ lớn chu kỳ 8 năm cho thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng. Mỗi ha trồng rừng gỗ lớn thu nhập cao hơn 100 triệu đồng so với trồng rừng gỗ nhỏ, mừng cho khả năng nâng cao giá trị rừng kinh tế của Thừa Thiên Huế. Theo những tính toán và nhận định như nêu trên, cứ 1 ha thu nhập tăng thêm 100 triệu đồng, 10 ha tăng thêm 1 tỷ… 1.000 ha tăng thêm 100 tỷ. Với 13.000 ha rừng trồng gỗ lớn theo kế hoạch đến năm 2020, lợi nhuận tăng thêm sẽ là một con số không hề nhỏ.

Tuy nhiên, trong làm ăn kinh tế, theo tôi, bài toán không hề dễ dàng như vậy. Và cần những tính toán, cân nhắc kỹ càng hơn.

Cứ giả thử giá cả giữa hai phương thức trồng rừng gỗ nhỏ và gỗ lớn đứng yên như thời điểm hiện tại, hoặc tịnh tiến giá là như nhau, theo như một số bà con trồng rừng và một số chuyên gia lâm nghiệp thì rõ ràng trồng rừng gỗ lớn rất có lợi. Trồng rừng gỗ nhỏ, chu kỳ 4 năm, thu nhập 80 triệu đồng (lấy con số thấp nhất) và trồng rừng gỗ lớn, chu kỳ 8 năm, thu nhập 250 triệu. Tính ra giữa hai phương thức trồng (cùng 8 năm) con số thu nhập chênh lệch nhau khoảng 90 triệu đồng.

Thế nhưng thực tế diễn ra chưa hẳn là như vậy. Cách tính toán nói trên là quá đơn giản, đã không loại trừ yếu tố rủi ro về giá, về thời gian kéo dài, về thiên tai dịch bệnh, cả về yếu tố nhân tai như…cháy rừng và thậm chí là nạn khai thác trộm.

Thứ đến là cách hạch toán như nêu trên không hề tính đến yếu tố biến động giá. Và có thể chưa tính đến yếu tố cân đối cung – cầu. Có phải một mình chúng ta trồng rừng gỗ lớn hay cả nước đang trồng. Nhiều quốc gia khác cũng trồng chứ chắc gì một mình chúng ta.

Lại nữa, nơi nào trồng rừng gỗ lớn có lợi (qui hoạch vùng để khai thác tối đa giá trị đất, tránh hoặc hạn chế những yếu tố tác động của thiên tai (ví dụ thế) cũng là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng, mang tính khoa học.

Đấy là chúng ta chưa tính đến yếu tố vốn. Đối với phần lớn người nông dân của chúng ta hiện nay có thu nhập thấp. Đồng tiền họ làm ra để chi phí cho các nhu cầu sinh hoạt và tái đầu tư không phải là chuyện dễ, nên chọn phương thức nào là tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình và còn mang yếu tố tâm lý nữa. Ngay tư tưởng chỉ đạo trong bộ máy chính quyền của chúng ta, chứ chưa nói đến người nông dân – ví dụ như trong thu hoạch lúa: “Xanh nhà hơn già đồng” đã cho thấy điều đó. Yếu tố tránh rủi do được đặt lên hàng đầu. Người nông dân chúng ta còn khổ, tư tưởng hạn chế rủi ro, ăn chắc mặc bền, tiền tươi thóc thật… có khi là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Rõ ràng thời gian 4 năm sẽ ít rủi ro hơn thời gian 8 năm. Điều này về mặt chỉ đạo, vận động cũng cần lưu ý để có cách làm phù hợp.

Một điều khác, chủ trương trồng rừng gỗ lớn chỉ mới thực hiện được 3 năm, mới đi chỉ chưa được nửa chu kỳ thời gian, nó sẽ còn đón nhận bao nhiêu biến động nên cũng cần có những bước đi thận trọng, phù hợp.

Đến đây thì người viết bài này có một suy nghĩ, xin mạnh dạn đề xuất: nên chăng thành lập một hiệp hội đầu tư (hoặc một quĩ đầu tư nào đó) đầu tư vào rừng trồng gỗ lớn. Ví dụ như thế này, người dân trồng 4 năm thì khai thác rừng, được 80 triệu đồng (những ai không có nhu cầu trồng rừng gỗ lớn) nhà đầu tư sẽ thỏa thuận đầu tư tiếp vào diện tích rừng đó chu kỳ 4 năm tiếp theo. Tức là nhà đầu tư phải trả cho người nông dân 80 triệu đồng ngay thời điểm thu hoạch và có thể phân kỳ mỗi năm tiếp theo trả cho người nông dân 20 triệu đồng (20 triệu x 4 năm = 80 triệu). Đầu tư tổng cộng chưa được 160 triệu trong 4 năm (vì từ chu kỳ hai đã phân kỳ từng năm trả cho người nông dân, nhà đầu tư thu được 250 triệu. Lợi nhuận trên dưới 20% là một mơ ước của nhà đầu tư. Còn nông dân thì “có tiền tiêu liền”, chia sẻ được rủi ro.

Vấn đề là kịch bản có diễn ra đúng như vậy không? Các nhà quản lý và hoạt động kinh tế trong lĩnh vực lâm nghiệp nên quan tâm vấn đề này. Biết đâu đây là một cơ hội đầu tư tốt. Nếu hình thức này diễn ra thì về mặt pháp lý cần được nghiên cứu bổ sung như thế nào?...

LÊ PHƯƠNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang