• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Cắt nguồn lây bệnh khảm lá virus hại sắn

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 10/10/2018
Ngày cập nhật: 12/10/2018

Nông dân xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa) tiêu hủy hom sắn giống - Ảnh: LÊ TRÂM

Sau khi phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn trên diện tích 10ha, tại xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa tổng điều tra các vùng trồng sắn trên địa bàn. Kết quả cho thấy diện tích sắn bị bệnh khảm lá virus gây hại lây lan nhanh lên đến 67,4ha, trên giống HLS11, ở giai đoạn cây con, phát triển thân, củ.

Tại huyện Sông Hinh, đầu tháng 8 vừa qua phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn ở xã Ea Ly trên diện tích 10ha, đến nay lây lan ra 59,9ha tràn qua các xãEa Bia, Ea Lâm, Đức Bình Tây, Đức Bình Đông và thị trấn Hai Riêng. Còn tại huyện Sơn Hòa, cuối tháng 9 phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn trên 7,5ha, tập trung tại các xã Ea Chà Rang, Sơn Phước và Krông Pa.

Ông Sô Chinh ở xã Ea Chà Rang cho hay: Tháng trước nghe bệnh khảm lá virus hại sắn ở huyện Sông Hinh thì sắn nhà tôi cao khoảng gang tay người lớn. Thời gian sau thấy sắn không phát triển mà cứ lụn dần, ngành chức năng kiểm tra thì có 1ha sắn bị bệnh khảm lá virus hại sắn.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân xuất hiện bệnh khảm lá virus hại sắn là do nông dân đã mua hom giống sắn bị nhiễm bệnh từ các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk (xuất hiện bệnh khảm lá virus hại sắn) để trồng rải rác khắp nơi; bệnh này có khả năng diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chế biến sắn trên địa bàn tỉnh. Bệnh khảm lá sắn do virus gây ra, lan truyền qua hom giống và môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng. Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương phòng chống bệnh khảm trên địa bàn.

Là địa phương phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn đầu tiên, huyện Sông Hinh đã kịp thời chỉ đạo phòng chống. Theo ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, UBND huyện ban hành công văn về công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn huyện. Theo đó, những nơi nào xảy ra bệnh thì áp dụng triệt để quy trình phòng trừ do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã ban hành.

Sau khi phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức tập huấn tại các xã Ea Bar, Ea Ly, thị trấn Hai Riêng. Qua đó, nông dân nắm được tác hại và biện pháp quản lý bệnh khảm lá virus hại sắn; cách quản lý, tiêu hủy ruộng sắn bị bệnh này. Đến nay, ngành chức năng đã tiêu hủy 24ha sắn bị khảm lá virus tại các xã Ea Ly, Ea Barvà thị trấn Hai Riêng.

Ông Kpa Son, nông dân trồng sắn ở xã Ea Barchia sẻ: Rẫy sắn của gia đình tôi sau khi trồng 2 tháng tuổi thì bị bệnh, không phát triển. Ngành chức năng kiểm tra thì phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn. Tôi nhổ gom đốt rồi cày rắc đậu phộng, giờ đã lên xanh.

Theo ông NguyễnVăn Minh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, để ngăn chặn nguồn lây lan, nông dân không nên mua giống từ các tỉnh có dịch bệnh khảm lá virus hại sắn, cũng như các giống không rõ nguồn gốc; đồng thời tiêu hủy lượng hom giống tồn trữ để chuẩn bị trồng. Đối với ruộng sắn trồng có tỉ lệ bệnh dưới 70% thì nhổ, thu gom và đốt cây bị bệnh (bao gồm cả củ). Đối với ruộng sắn tỉ lệ bệnh trên 70% thì tiêu hủy toàn bộ ruộng sắn bị nhiễm bệnh, thu gom và đốt.

TS Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Sắn bị bệnh khảm lá virus thì không cho năng suất. Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên điều tra phát hiện bệnh khảm lá virus hại sắn và bọ phấn trắng để tuyên truyền, hướng dẫn phòng trừ kịp thời, có hiệu quả. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh, người nông dân nhập các giống sắn không rõ nguồn gốc; vận động các hộ nông dân không tiếp tục trồng ra ruộng và tiêu hủy các giống sắn đang tồn trữ.

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và phát hiện sớm bọ phấn trắng để hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả, tránh lây lan ra diện rộng.

LÊ TRÂM

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang