• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn (khoai mì)

Nguồn tin: Khuyến Nông TP.HCM, 30/8/2018
Ngày cập nhật: 2/9/2018

Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn số 2340/SNN-KHCN ngày 28 tháng 8 năm 2018 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn (khoai mì) trên địa bàn thành phố.

Hiện tổng diện tích trồng sắn trên địa bàn TP là 584,3ha, trong đó chủ yếu là huyện Củ Chi (581,4ha), các quận/huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè và quận 7 là 2,9ha. Diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2018 là 371 ha, tập trung ở huyện Củ Chi. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ: Đối với diện tích đã phát hiện bệnh phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật triển khai các biện pháp phòng chống bệnh khảm lá sắn, trong đó chú trọng chỉ đạo cấm việc vận chuyển hom giống sắn ra khỏi vùng dịch hoặc sang địa phương khác; Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, trong đó nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11, tích cực tổ chức phòng trừ bọ phấn là môi giới truyền bệnh; Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng sắn chuyển sang canh tác cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất một vụ để cắt nguồn bệnh; Đối với diện tích chưa phát hiện bệnh tiến hành rà soát kỹ các diện tích trồng sắn để kịp thời phát hiện, tiêu hủy nguồn bệnh đúng lúc, ngăn chặn triệt để việc sử dụng cây sắn đã nhiễm bệnh làm giống, tăng cường kiểm soát không để tổ chức, cá nhân vận chuyển giống từ các địa phương đang có dịch (Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai) về thành phố; Tăng cường rà soát, thống kê diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá ngay khi xảy ra dịch bệnh. Hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ bệnh. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng chống cho các hộ trồng sắn tại địa phương.

Giao các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT như Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông TP theo dõi tình hình sản xuất sắn tại địa phương để phối hợp chỉ đạo về giống, thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác trong phòng chống bệnh này; Tăng cường điều tra, phát hiện sớm bọ phấn trắng, bệnh khảm lá virus hại sắn và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời; Hướng dẫn nông dân sử dụng một số loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam phục vụ cho công tác chống dịch trong thời gian chưa có sản phẩm được đăng ký chính thức; Phối hợp với phòng Kinh tế các quận, huyện tiến hành thống kê đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống sắn, mức độ ảnh hưởng năng suất của các giống sắn và tỉ lệ bệnh khác nhau làm cơ sở rà soát, bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh, từ đó đưa ra khuyến cáo tối ưu cho người dân; Tổ chức in ấn và cấp phát kịp thời đến tận tay nông dân các sổ tay, tờ rơi, poster thông tin tuyên truyền về phòng trừ bọ phấn trắng và bệnh khảm lá sắn; Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp, báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống, tuyên truyền đến người dân và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn để hướng dẫn nông dân phát hiện và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ; Khuyến cáo người dân không mua bán, trao đổi các giống sắn đã bị nhiễm bệnh, không trồng giống HL-S11, khuyến cáo sử dụng thay thế bằng các giống sắn ít bị nhiễm bệnh như giống KM94, KM419, KM140,…; Nghiên cứu đề xuất loại cây trồng phù hợp để khuyến cáo người dân trồng luân canh với cây sắn nhằm cắt nguồn bệnh.

VT

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang