• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương cung cấp cá giòn cho Hà Nội

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 25/06/2018
Ngày cập nhật: 26/6/2018

Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, Ban điều phối chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố cùng với Ban điều phối chuỗi thực phẩm an toàn của 21 tỉnh, thành trong 3 năm qua đã xây dựng được gần 400 chuỗi nông sản.

Liên kết đang là một xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện nay trong đó sản xuất phải gắn kết với thị trường, có sự giám sát đầy đủ của cơ quan chức năng ở các công đoạn mới giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Câu chuyện con cá giòn là một trong những minh chứng.

Cá trắm giòn - một đặc sản dần được phổ biến

Khoảng 10 năm trước đây cá trắm giòn Trung Quốc tràn sang Việt Nam và 1 - 2 năm nay đã có hàng chép giòn Trung Quốc tìm đường sang theo dạng nhập lậu, bán trôi nổi ở Hà Nội gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như gây băn khoăn cho người tiêu dùng. Thực tế thì toàn bộ loại cá giòn này đều là hàng tươi sống, giống hệt của nội, số lượng nhiều mà lại bán rẻ hơn từ 5.000 - 10.000đ/kg.

Trong khi đó ở thủ phủ của cá giòn của Việt Nam là tỉnh Hải Dương thì hàng phần lớn lại chưa có thương hiệu, chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Nhận thấy tình hình đó, ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách trở thành người tiên phong trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đi kèm dán nhãn hàng hóa quét bằng mã QR code: “Khách hàng phải tỉnh táo khi lựa chọn hàng hóa, tránh tình trạng tiền mất, tật mang khi mua phải thực phẩm không an toàn”.

Ông Tựu có 4 cơ sở nuôi trồng thủy sản trong đó 1 chuyên giống, 3 chuyên lồng bè trên sông. Với tổng số 100 lồng bè trong đó ½ dùng để nuôi trắm giòn, chép giòn, cơ sở của ông trở thành nơi có sản lượng cá giòn lớn nhất toàn quốc 250 tấn/năm. Khi mà nhiều hộ sản xuất nuôi theo kiểu tự phát, không đăng ký chất lượng với bất kỳ cơ quan quản lý nào thì ông đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2014, đăng ký chất lượng với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Dương từ mấy năm trước.

Vẫn là cá trắm, chép thông thường được nuôi đến khi đạt trọng lượng trên 1kg thì cho ăn toàn bộ bằng hạt đậu tằm của Úc, của Ấn Độ trong vòng 5 - 6 tháng để thịt cá bên trong hóa thành giòn. Đây là loại đậu hoàn toàn tự nhiên mọc trên những vùng bình nguyên, cao nguyên có khí hậu mát lạnh.

Loại đậu quý này đã từ lâu gắn với lịch sử của loài người, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn nhưng phải đến tận năm 1998 một người nuôi cá tại thị trấn Đông Thăng, thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc mới phát hiện ra khi thay đổi thành phần thức ăn của cá trắm cỏ từ cỏ thành đậu tằm (Vicia faba), thịt cá trở nên rắn chắc và thơm ngon hơn.

Ông Tựu ngâm đậu cho cá ăn

Phân tích khoa học cho thấy thành phần collagen trong cơ thịt cá trắm giòn cao hơn so với cá trắm cỏ 5 lần. Protein cấu trúc (protein matrix, protein myofibrils, collagen) trong cơ thịt cá trắm giòn cao hơn so với cá trắm cỏ lần lượt là 60,9%; 18,7%; 36,7%. Hàm lượng canxi trong cá trắm giòn cao hơn 17,5% so với cá trắm cỏ. Axit amin trong thịt cá trắm giòn cũng rất phong phú. Từ hạt đậu tằm người ta không chỉ có trắm giòn mà còn có cả chép giòn.

Cá giòn trở thành nghề nuôi phát triển rộng ở một số nước châu Á, du nhập đến Việt Nam hơn 10 năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá trắm, chép giòn từ 25 độ C trở lên vì giúp chúng ăn đều, chuyển hóa thức ăn tốt. Khi cá bắt đầu quen với thức ăn mới thì tôi tiến hành tẩy ký sinh trùng. Hầu hết thủy sản nước ngọt đều nhiễm ký sinh trùng nên phải tẩy ký sinh trùng định kỳ, từ trong ruột (nội ký sinh) đến ngoài da (ngoại ký sinh) bám vào vây, mang, mắt, mũi cho sạch sẽ.

Hiện hàng cá giòn của ông Tựu đã xuất hiện ở các chợ cũng như cửa hàng thủy sản tại Hà Nội với từ 150.000 - 200.000đ/kg (tùy thời điểm, tùy kích cỡ). Người tiêu dùng muốn biết thêm chi tiết xin gọi cho ông theo số điện thoại 0974510865.

DƯƠNG BÌNH NGUYÊN

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang