• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần cơ cấu lại chuỗi sản xuất tôm

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 08/06/2018
Ngày cập nhật: 9/6/2018

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp (DN) đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản 10 tỷ USD trong năm 2018.

Nuôi tôm trong đầm phủ ao bạt giúp tiết kiệm chi phí - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Trong đó, mặt hàng tôm tiến tới mục tiêu 4,8 tỷ USD, tăng 26%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 10% và các mặt hàng hải sản đạt 3,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước. Tôm được xác định là mặt hàng chủ đạo của nhóm hàng thủy sản XK của Việt Nam trong ít nhất 10 năm tới, với cơ cấu chiếm 45-75% tổng kim ngạch XK thủy sản.

Ngoài những lợi thế Việt Nam đã xây dựng được như có sản lượng, có tôm sinh thái, hàm lượng giá trị gia tăng cao, công nghệ chế biến hiện đại…, hai vấn đề là lây nhiễm kháng sinh và tạp chất vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, XK tôm.

Điều này đã khiến cộng đồng DN phải gia tăng hơn nhiều các hoạt động kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng theo chuỗi, tại nguồn và thành phẩm khiến chi phí sản xuất tăng cao, giá thành sản phẩm tăng, hạn chế nhiều nguồn hàng để đảm bảo giữ uy tín hàng hóa và niềm tin của khách hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung cho rằng, thời gian qua, ngành tôm Việt Nam và toàn thế giới khá thuận lợi, đặc biệt là trong vụ nuôi. Tuy nhiên, do các nước sản xuất thành công, nguồn cung lớn ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

Từ nay đến cuối năm, đánh giá chung của các chuyên gia về thị trường quốc tế cũng như thị trường Việt Nam có thể thấy, trong tháng tới tôm sẽ có tín hiệu tăng giá trở lại.

“Năm nay, với sự quyết tâm cao, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NN&PTNT, sản xuất, XK tôm nhất định đạt, thậm chí vượt kế hoạch đề ra. Thời gian tới, cần nhận diện, tổ chức và tái cơ cấu lại sản xuất nhằm ổn định sản xuất cho tôm”, ông Nguyễn Hoàng Anh nêu kiến nghị.

Đỗ Hương

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang