• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nuôi cá tra có trở về thời hoàng kim? Bài 1: Một thời điêu đứng

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 28/05/2018
Ngày cập nhật: 29/5/2018

Nối tiếp đà tăng giá của năm 2017, những tháng đầu năm 2018, cá tra tạo nên cơn sốt giá thật sự, khi giá cá nguyên liệu tại tỉnh Hậu Giang đã được thương lái thu mua với mức 31.500 đồng/kg. Có thể nhận thấy giá cá tra vượt khỏi đỉnh mong muốn của người nuôi. Đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho tỉnh để đưa ngành cá tra trở lại thời “hoàng kim” khoảng 5 năm trước.

Sau 2 năm, người nuôi cá tra vẫn chưa nguôi ngoai vì giá cá tuột dốc kéo dài. Trong sâu thẳm suy nghĩ của nhiều người là có nên tiếp tục với nghề nuôi cá tra, mừng hay lo và làm gì có thể trụ vững khi giá cả luôn biến động.

Nguyên Giám đốc HTX Thủy sản Hưng Điền Đặng Văn Kiềm dự định cho người khác thuê 2.000m2 ao chứ không tiếp tục thả nuôi cá tra.

Không khí buồn ảm đạm về cá tra vẫn còn để lại dấu ấn nặng nề cho các thành viên HTX Thủy sản Hưng Điền, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp. Vào thời điểm năm 2015-2016, nhiều thành viên nuôi cá của HTX phải đổ nợ vì giá cá tuột dốc không phanh. Số tiền vay nuôi cá nợ ngân hàng của mỗi hộ thấp nhất cũng 1 tỉ đồng. Giờ đây nhắc đến 2 từ cá tra, ông Trần Văn Út Em, thành viên HTX Thủy sản Hưng Điền, ngán ngẩm: “Tôi lỗ vụ cá năm 2015 gần 5 tỉ đồng. Sau đó tôi đã lấp hầm lập trang trại nuôi heo. Rồi năm 2017 giá heo rớt thê thảm, không còn khả năng trả nợ. Hồi đó, thấy cá tra rẻ quá không nuôi nữa, bây giờ cá lên giá thì thấy tiếc. Giờ đây, tôi cũng không biết làm sao có tiền trả nợ”.

Còn ông Nguyễn Văn Mừng, thành viên HTX Thủy sản Hưng Điền cũng vì vỡ nợ với con cá tra mà ông đã chuyển sang trồng cam sành. Ông Mừng lắc đầu chia sẻ: “Gia đình phải cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi vay ngân hàng nuôi cá mà thua lỗ không gỡ gạc được 2 mùa cá thấp giá. Giờ tôi vẫn còn nợ ngân hàng hơn 1 tỉ đồng”. Ngay cả nguyên Giám đốc HTX Thủy sản Hưng Điền Đặng Văn Kiềm cũng phải treo 2 hầm cá mà ông gắn bó hơn chục năm qua. Để vượt qua khó khăn, ông Kiềm đã bán một căn nhà là tài sản chung của gia đình để trả nợ ngân hàng sau mấy vụ lỗ nặng vì cá tra. Với 2 ao cá của mình, ông đang dự định cho thuê lại vì không đủ can đảm để thả nuôi lại. Ông Kiềm nuối tiếc: “HTX đã giải thể 2 năm nay, bây giờ chỉ có 2/28 thành viên duy trì được mô hình cá tra với diện tích chưa đầy 1ha. 15ha còn lại, một số hộ treo hầm, cho thuê lại hoặc lấp ao để chuyển sang mô hình khác. Sau đợt thua lỗ, người nuôi cá không còn vốn làm ăn, không được tiếp tục vay vốn từ ngân hàng nên phải từ bỏ nghề nuôi cá”.

HTX nuôi thủy sản Đại Thắng được xem là một tổ chức kinh tế vững mạnh về thủy sản của tỉnh hơn chục năm qua cũng không khỏi bị lung lay sau đợt rớt giá thê thảm năm đó. Sản lượng nuôi của năm 2016, 2017 giảm khoảng 20% so với những năm trước. 4/22 thành viên trong HTX đành phải buông tay, ngừng nuôi cá tra. Năm 2017, sản lượng thả nuôi của HTX cũng giảm từ 1.500 tấn xuống còn 1.200 tấn. Ông Nguyễn Văn Khuyến, thành viên HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, cho biết: “Tôi có hùn vốn với một anh chung xóm nhưng khi nuôi cá lỗ họ đã rút vốn không hùn hạp nữa, ngân hàng không cho vay tiếp tục, công ty thức ăn không cho nợ, giá cá giống tăng gần 3 lần khiến kế hoạch thả nuôi cá của tôi chậm lại một thời gian”.

Ông Phạm Hùng Minh, Phó Giám đốc HTX nuôi thủy sản Đại Thắng, thông tin: “Năm 2016, cá tra bán thấp không ai mua, thành viên HTX bán cá vào thời điểm đó không có lời. Vì vậy, những thành viên này không có tiền mua thức ăn từ công ty cũ. Hơn nữa, công ty này không chịu trợ giá trước sự tuột dốc của con cá tra, không tiếp tục bán thức ăn cho HTX. HTX hụt hẫng lắm nhưng không vì thế mà buông xuôi. Tập thể đã xác định làm sao phải giúp thành viên có lợi nhuận, vì vậy giải pháp cầm cự trước mắt là phải hy sinh tất cả lợi nhuận từ tập thể, từ các khoản kinh doanh dịch vụ như hút bùn, thu hoạch cá, bán thức ăn, thuốc thủy sản. Những khoản tính từ phí dịch vụ không còn, thay vào đó là hỗ trợ cho thành viên có sử dụng dịch vụ của HTX, đảm bảo giúp thành viên hạn chế lỗ lã thấp nhất.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang