• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tăng cường quản lý nuôi tôm, ngao trong thời điểm giao mùa

Nguồn tin: Tổng cục thủy sản, 24/5/2018
Ngày cập nhật: 28/5/2018

Hiện đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến bất thường (đặc biệt là chênh lệch nhiệt độ, oxy hoà tan ngày và đêm), kèm theo dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ tại vùng nuôi làm gia tăng tác nhân gây bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính cho tôm nuôi, ngao (nghêu)… Để hạn chế tối đa thiệt hại do môi trường và dịch bệnh đối với tôm và ngao (nghêu), Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đề nghị các địa phương ven biển triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt hiệu quả vụ nuôi năm 2018.

Theo đó, đối với nuôi tôm nước lợ, hướng dẫn các cơ sở nuôi cần có ao lắng, ao xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác; luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng như duy trì nồng độ oxy hoà tan, độ mặn hợp lý, nhiệt độ ổn định; kiểm soát, khống chế sự phát triển của rong, tảo trong ao nuôi, định kỳ kiểm tra chất lượng nước, khống chế sự hiện diện của vi khuẩn có hại (vibrio) trong ao nuôi không quá 400 khuẩn lạc/ml, bổ sung dòng vi khuẩn có lợi cho ao nuôi.

Bên cạnh đó kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống, không lưu thông, không thả nuôi tôm giống bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh thường gặp, đặc biệt các loại vi khuẩn thuộc giống vibrio như V.parahaemolyticus, V.harveyi, V.vulnificus… Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để giảm tác động của thời tiết cực đoan và môi trường ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, giám sát, cử cán bộ bám sát địa bàn những vùng nuôi trọng điểm chỉ đạo nuôi theo đúng lịch thời vụ, theo dõi tiến độ thả giống, tình hình dịch bệnh; khi phát hiện bệnh, khoanh vùng, dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lây lan.

Cùng với đó, đẩy mạnh nuôi tôm theo VietGAP và hướng dẫn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả ở địa phương; tổ chức đào tạp áp dụng VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho người nuôi, đặc biệt là kỹ thuật xử lý những ao, đầm nuôi tôm bị dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và thong báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, phòng tránh khi môi trường không thuận lợi. Tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sả, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về mua bán, sử dụng thức ăn, hoá chất cấm, chế phẩm sinh học không có trong danh mục lưu hành, con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, những trường hợp xả mầm bệnh chưa được xử lý ra môi trường xung quanh, bơm bùn đáy ao ra kênh rạch tự nhiên. Công bố công khai các tổ chức, cá nhân bị phát hiện có sai phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với nuôi ngao (nghêu), khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi; duy trì mật độ thả từ 180-200 con/m2, cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500-800 con/kg; và từ 250-300 con/m2 đối với cỡ giống từ 800-2000 con/kg.

Đối với ngao (nghêu) đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra khi điều kiện không thuận lợi. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn... ở bãi ngao để khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi... Nếu phát hiện ngao (nghêu) chết, lập tức thu gom, xử lý để tránh lây lan sang các cá thể còn sống, có biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, tránh nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa.

Thu Hiền

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang