• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nam Định: Những tín hiệu vui của ngành thủy sản

Nguồn tin: Báo Nam Định, 02/01/2018
Ngày cập nhật: 3/1/2018

Năm 2017, với sự hỗ trợ, tạo điều kiện và quan tâm sát sao của các cơ quan chức năng, việc đóng mới, nâng cấp phương tiện khai thác thủy sản công suất lớn để hướng tới hoạt động ở vùng biển xa bờ của ngư dân đã đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, việc nuôi thủy sản được áp dụng công nghệ cao, quy trình nuôi đảm bảo an toàn, hạn chế dịch bệnh. Năm 2017 được đánh giá là một năm tương đối thành công đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của tỉnh Nam Định.

Sản phẩm cá bống bớp nuôi tại hộ anh Trần Văn Sơn, khu 6, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Những năm qua, sản phẩm ngao sạch, sứa, tôm, cá bống bớp, cua biển… của các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội địa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Năm 2017, công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được chính quyền địa phương, ngành chức năng quyết liệt chỉ đạo và các doanh nghiệp quan tâm, nhờ vậy, sản phẩm chế biến của tỉnh đã có mặt tại cả những thị trường “khó tính” ở châu Âu, mở ra một cơ hội quan trọng cho ngành thủy sản của tỉnh nói chung ở cả lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Trong năm 2017, toàn tỉnh xuất khẩu được 16 nghìn tấn thủy sản. Đặc biệt, có thế mạnh vùng nuôi ngao lớn, với diện tích 2.000ha, tập trung tại các huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 30 nghìn tấn ngao nguyên liệu, sản phẩm ngao sạch Nam Định đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của mình trên thị trường trong nước và thế giới. Trong đó, Cty Thủy sản Lenger Việt Nam (CCN An Xá, TP Nam Định) đã đưa thành công con ngao vào thị trường châu Âu. Bên cạnh những thành công về việc xuất khẩu ngao, các sản phẩm như cá bống bớp, tôm, sứa… cũng có những hy vọng, tiềm năng lớn. Những năm gần đây, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm sứa ăn liền. Xác định chất lượng là khâu then chốt để thu hút khách hàng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nên các doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng, bể chứa sứa ướp muối… cũng như cải tiến, thay đổi quy trình chế biến theo các phương pháp khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm sứa chế biến ngoài tiêu thụ nội địa cũng được xuất khẩu sang thị trường mới là Hàn Quốc ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc. Hiện tại, thị trường Trung Quốc chủ yếu tiêu thụ sản phẩm chân sứa, với giá xuất khẩu khoảng 600 nghìn đồng/thùng 10kg, còn thị trường Hàn Quốc lại chủ yếu nhập thân sứa muối với giá 200 nghìn đồng/thùng 10kg.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên, lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu phần lớn vẫn là nguyên liệu thô vì khâu chế biến thủy sản của tỉnh ta chưa thực sự mạnh; thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào giá trị của sản phẩm, chưa có sự kết nối nhiều với các tỉnh khác, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến không ổn định. Theo đồng chí Nguyễn Xuân Ánh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng (Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản) cho biết: trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cũng như các cơ sở, doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu duy trì phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu; tạo điều kiện hỗ trợ, giám sát các cơ sở thu mua thủy sản để đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả, sản lượng và giá trị của sản phẩm. Đối với các đối tượng có tiềm năng lớn như ngao, sứa, cá bống bớp… các đơn vị chức năng sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước cũng như nâng cao vai trò của Hiệp hội Nông nghiệp sạch tỉnh để đẩy mạnh quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối với các thị trường bạn nhằm mở rộng và tạo thị trường ổn định. Từ nay đến hết năm, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tiếp tục triển khai chương trình giám sát quốc gia trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và giám sát việc nuôi thủy sản an toàn, tập trung vào các nội dung: phổ biến quy trình kiểm soát đến các hộ nuôi và triển khai lấy mẫu nước, mẫu nhuyễn thể vùng nuôi để giám sát định kỳ; cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm ngao tại các địa phương trong tỉnh.

Kết quả khá thành công của năm 2017 đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của tỉnh là cơ sở, nền tảng góp phần thúc đẩy nền kinh tế thủy sản ngày càng phát triển bền vững với vị thế một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.

Thanh Hoa

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang