• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Ninh: An Động phát triển nuôi cá theo hướng VietGAP

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 04/10/2018
Ngày cập nhật: 8/10/2018

Thôn An Động, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích mặt nước khoảng 89 ha. Những năm trước, người dân nơi đây chủ yếu nuôi cá theo hướng bán thâm canh nên việc quản lý dịch bệnh, nguồn nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng, không bảo đảm về chất lượng đầu ra sản phẩm theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ao nuôi cá theo hướng VietGAP của gia đình bà Mai Thị Bích Việt ở thôn An Động, xã Lạc Vệ (Tiên Du).

Với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, từ năm 2017, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp & PTNT) xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP tại thôn An Động.

Bí thư Chi bộ thôn Nguyễn Tiến Thuy cho biết: Xác định việc triển khai mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP có ý nghĩa quan trọng mở ra hướng phát triển mới cho địa phương, Chi bộ thôn lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân về vai trò, ý nghĩa việc triển khai mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP. Bởi đây là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm các tiêu chí cơ bản an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc.

Các hộ tham gia nuôi cá theo hướng VietGAP được Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn, tư vấn kỹ thuật, lấy mẫu kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lượng nước và được Tổng cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận. Mặc dù phải chi phí khoảng 7-10 triệu đồng/ha để xây dựng ao nuôi theo quy chuẩn, nhưng mật độ thả giống sẽ cao hơn so với nuôi bình thường từ 20-30%, chi phí thuốc men, phòng trừ dịch bệnh cũng giảm đáng kể. Hơn nữa, sản phẩm được xác nhận nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên cá nuôi theo hướng VietGAP được bảo đảm về chất lượng giá sản phẩm cao hơn so các loại cá nuôi phương pháp thông thường.

Tại ao nuôi cá theo hướng VietGAP của gia đình bà Mai Thị Bích Việt, định kỳ 2 tuần một lần cá được bắt lên để cân đo, các thông số được ghi chép cẩn thận. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của cá so với thời điểm trước đó nhằm định hướng khối lượng thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát thức ăn cũng như tránh thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Ngoài ra, tất cả các hoạt động, khả năng ăn mồi của cá nuôi, các yếu tố môi trường nước, pH, độ trong, nhiệt độ, các loại địch hại cũng được theo dõi và kiểm tra hàng ngày, Định kỳ 15 ngày, ao sẽ được khử trùng bằng vôi bột nhằm duy trì màu nước, ổn định pH. Bà Việt chia sẻ: “Với 2,8 ha mặt nước nuôi thả cá theo phương pháp truyền thống, những năm trước đây, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 15 tấn cá/vụ, tương ứng 30 tấn/năm. Từ năm 2017 gia đình tôi tham gia mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP, tốc độ cá lớn nhanh hơn hẳn, chỉ sau 6 tháng, cá có thể đạt yêu cầu xuất bán với trọng lượng mỗi con khoảng 1 kg. Với 4 tấn cá chép và 3 tấn cá rô phi đơn tính giống, sau một vụ thả nuôi, cho thu hoạch hơn 20 tấn, tăng khoảng 5 tấn so với các vụ trước đây”.

Ông Trần Văn Sơn cũng là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết thêm: “Nhà tôi nuôi cá từ nhiều năm nay, nhưng theo hình thức nuôi bán thâm canh, cá hay bị dịch bệnh. Khi tham gia mô hình, tôi thấy chi phí thức ăn giảm hẳn, do có cách chăm sóc hợp lý, cá ít bệnh, tăng trọng nhanh và cho hiệu quả cao hơn so với trước”.

Cùng với gia đình bà Việt và ông Sơn, toàn thôn An Động hiện có 9 mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP trong ao đất với diện tích 15,5 ha.

Sau gần một năm triển khai, mô hình “Nuôi cá theo hướng VietGAP” tại thôn An Động đã và đang mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản. Từ hiệu quả của mô hình, năm 2018, toàn thôn An Động có thêm 6 hộ đăng ký tham gia nuôi cá theo hướng VietGAP góp phần cải thiện môi trường, thay đổi nhận thức của người dân về kỹ thuật nuôi an toàn theo quy chuẩn cũng như bảo đảm tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Bài, ảnh: Nguyễn Tuấn - Bảo Anh

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang