• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần quan tâm vấn đề sinh vật ngoại lai

Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 13/08/2018
Ngày cập nhật: 15/8/2018

Những ngày qua, dư luận bàn tán về việc anh Huỳnh Văn Nam (28 tuổi, ngụ ấp Cẩm Thắng, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) bắt được con cá hải tượng có trọng lượng gần 30kg trên sông Vàm Cỏ Ðông.

Dư luận quan tâm vì hải tượng là loài cá nước ngọt sống ở sông Amazon, Nam Mỹ chứ không phải là cá bản địa. Cách đây vài năm, một hộ dân sống tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng đã nuôi cá hải tượng ở ao nhà và cho sinh sản. Chi cục Thuỷ sản đã đến tìm hiểu và yêu cầu hộ dân trên không để cá ra môi trường tự nhiên.

Một cán bộ lãnh đạo UBND xã Cẩm Giang cho biết, anh Nam là trường hợp đầu tiên ở địa phương bắt được cá hải tượng trên sông Vàm Cỏ Ðông. Mới đây, anh Nam cho hay con cá hải tượng đã chết và anh xẻ thịt đem bán với giá 100 ngàn đồng/kg.

Dù là cá lạ nhưng nhiều người vẫn tìm mua ăn thử. Theo cảm nhận của anh Nam, thịt cá rất ngon. Có khả năng con cá hải tượng anh Nam bắt được là của ai đó nuôi làm cảnh rồi đem thả ở sông Vàm Cỏ Ðông.

Qua chuyện này, nhiều người thắc mắc về việc quản lý những loại sinh vật ngoại lai của cơ quan hữu quan. Trước đây, nhiều người đem ốc bươu vàng về nuôi tiêu khiển, và sau một thời gian loài ốc này phát tán ra tự nhiên, trở thành nỗi ám ảnh của người trồng lúa bởi mức độ sinh sản và phá hoại của chúng.

Sau đó, một số người đem cá lau kiếng về nuôi làm cảnh rồi lại thả xuống sông, kênh, rạch. Ðể giờ đây, cá lau kiếng đang là nỗi ám ảnh của ngư dân vì chúng không có giá trị kinh tế, nhưng sinh sôi nảy nở rất nhanh, gây hư hỏng nặng nề ngư cụ.

Cá hải tượng có phải là động vật ngoại lai nguy hại? Theo một số tài liệu, cá hải tượng có thể đạt đến độ dài hơn 2m, trọng lượng tối đa khoảng 200kg. Nếu cá hải tượng sống ở môi trường sông, rạch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các loài thuỷ sản tự nhiên khác hay không, đây là câu hỏi người dân mong các ngành chức năng quan tâm trong thời gian tới.

NGHĨA NHÂN

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang