• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

‘Thẻ vàng’ EC - động lực giúp ngư dân nhận thức tốt hơn

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 27/7/2018
Ngày cập nhật: 28/7/2018

Các ngành chức năng thời gian qua đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngư dân hiểu các quy định về đánh bắt hải sản trên biển. Đặc biệt, kể từ sau hạn chót 6 tháng, EC vẫn chưa chấp nhận gỡ bỏ “thẻ vàng” và cho kéo dài thêm đến 1/2019. Ghi nhận thực tế, hầu như ngư dân chấp hành tốt các quy định và không dám xâm phạm lãnh hải nước ngoài.

Thêm 6 tháng nữa, Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu mà EU đưa ra, thì nguy cơ sẽ bị "thẻ đỏ", tức là cấm hoàn toàn việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp khắc phục.

Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn nhất của Việt Nam cũng đã tăng cường biện pháp mạnh để ngăn chặn ngư dân vi phạm vùng biển các nước. Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển đã được các cấp, các ngành rốt ráo triển khai theo khuyến nghị của EU.

Đã có nhiều ngư dân ý thức không dám đánh bắt trái phép vi phạm vùng biển nước ngoài. Ông Hoàng Thái Hồng (Chủ ghe BTh 98941TS, Phước Hội, La Gi) - người gắn bó với biển hơn 30 năm và đánh bắt chủ yếu phía Nam Nhà giàn DK1 cho biết, nghe nhà nước thông tin EC phạt “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam do vi phạm quy định của họ. Chúng tôi cũng chấp hành theo quy định của nhà nước. Cũng mong làm sao chúng ta hợp tác với nước ngoài để bán được hải sản,… Cứ vùng biển nước mình thì mình đánh bắt vì nhà nước đã có lệnh rồi thì phải chấp hành, ông Hồng nói thêm.

Tương tự, ngư dân trẻ Hồ Trung Nam (ngoài 30 tuổi) – chủ ghe BTh 98817, từng bị tàu Hải quân Indonesia bắt cách đây 7 năm chia sẻ, anh xâm phạm vùng biển Indonesia và bị bắt vào năm 2010. Sau này nhà nước nghiêm cấm, anh chỉ đánh bắt trên biển của mình.

Ngoài ý thức không xâm phạm vùng biển nước ngoài, ngư dân còn ý thức việc ra khơi bám biển là bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ông Hồ Sĩ Quỳnh (Phước Hội, La Gi) – người biết đến khơi xa từ năm 12 tuổi và hiện là chủ 2 ghe lớn nói, mỗi ngư dân Việt Nam nói chung, ngư dân câu khơi La Gi nói riêng ai cũng phải bám biển để bảo vệ chủ quyền, có cuộc sống ấm no. Tôi cũng bảo các con tôi đừng có đánh bắt trái phép, vi phạm chủ quyền, đánh bắt ở vùng biển nước mình thôi. Nhà tôi có 3 chiếc đã bán đi một chiếc, còn 2 chiếc các con tôi vẫn bám biển... không xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Ý thức của người dân về không vi phạm chủ quyền nước ngoài đã được nâng cao trong năm gần đây, đặc biệt thời gian qua khi EC cảnh báo “thẻ vàng” hải sản Việt Nam. Vì nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến chính ngư dân, bởi khi không xuất khẩu sang EU – thị trường nhiều tiềm năng, mặt hàng này sẽ quay lại thị trường nội địa và kéo theo giá hải sản giảm mạnh.

Ông Võ Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết: La Gi có lượng tàu đánh bắt xa bờ cao gần như nhất tỉnh (hơn 2000 chiếc, trong đó có hơn 1.000 chiếc đánh bắt xa bờ). Năm 2017, có 7 chiếc vi phạm, sau khi có Chỉ thị số 45 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 30 CT/TU của Tỉnh ủy, La Gi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai xuống các cấp chính quyền, bà con ngư dân. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên loa phát thanh, phát tờ rơi, thậm chí đến tận nhà những ngư dân để ký cam kết… Cho đến thời điểm này họ đã ý thức, không có ngư dân vi phạm chủ quyền và tình hình ổn định.

Liên quan đến ngành trong việc tuyên truyền giáo dục ngư dân nhận thức vấn đề này, ông Huỳnh Văn Thải – Phó Chi Cục Thủy sản cho biết, 23/10 năm qua, EC có cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam xuất khẩu qua thị trường châu Âu và gia hạn trong vòng 6 tháng phải thực hiện các quy định của họ. Đến 23/4 hết hạn 6 tháng, họ trở lại Việt Nam và kiểm tra, nhưng chưa đạt và gia hạn thêm đến 1/2019. Trên tinh thần đó, Chính phủ và Bộ đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp khắc phục. Đối với Bình Thuận, Sở NN – PTNT có ban hành Quyết định 194 triển khai khắc phục công tác này.Thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã thành lập các tổ liên ngành gồm Chi Cục thủy sản, Biên phòng và các cảng cá để thực hiện Quyết định này. Đã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền cho bà con hiểu về mối nguy hại của “thẻ vàng” châu Âu. Các cảng và tổ liên ngành triển khai thường xuyên, đặc biệt hướng dẫn cho bà con ghi chép nhật ký khai thác, báo cáo khai thác ra vào cảng, những hàng hóa cập cảng phải được kiểm soát theo tinh thần kiến nghị của EU.

Ninh Chinh – Ngọc Lân

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang