• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần có chính sách cho nghề nuôi ong lấy mật

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 16/01/2018
Ngày cập nhật: 19/1/2018

Nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật đã phát triển mạnh trên cả nước, trong đó có Bình Phước, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Nhưng nghề này cũng chứa đầy rủi ro, thậm chí có hộ lâm vào nợ nần.

Ông Bùi Minh Hà, Giám đốc Công ty TNHH Ong mật Miền Đông ở ấp Hòa Vinh 1, xã Thành Tâm (Chơn Thành) đã gặt hái không ít thành quả trong nghề. Vụ mùa 2016-2017, công ty ông xuất khẩu qua thị trường Nhật, Mỹ trên 600 tấn mật ong. Ông Hà cho biết, từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, tại nhiều vườn cây cao su, cà phê chứa hàng trăm thùng nuôi ong rải rác trên địa bàn. Ai cũng nghĩ nuôi ong thịnh vượng. Ở trong nghề mới tỏ tường cái gian nan như ong nhạy cảm với yếu tố thời tiết và hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên mỗi khi di chuyển qua các vùng miền nếu không tìm hiểu kỹ thông tin dễ dẫn đến làm chết và thất thoát đàn ong. Dù ong là loài vật giúp thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng nhưng không phải ai cũng hiểu điều này nên xua đuổi hoặc có biết thì cũng đòi giá thuê mặt bằng cao...

Kỹ thuật nuôi ong để cho sản phẩm mật ngọt không phải ai cũng làm được. Ông Hà cho biết, nhiều người mới vào nghề do tự phát không được hỗ trợ kỹ thuật cơ bản về phòng bệnh, cho ăn bổ sung dẫn đến đàn ong nhiễm bệnh chết... Trong khi thị trường mua bán sản phẩm mật ong nhiều năm qua không ổn định do nhiều nguyên nhân như chất lượng mật ong kém do nhiễm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, màu sắc không hấp dẫn... nên sản phẩm bị trả về hoặc thu mua giá rất thấp. Mặt khác, các thị trường xuất khẩu mật ong chính của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu nên phía đối tác ngày càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng rất chậm do ý thức của người dân và các chính sách hỗ trợ về truyền thông đối với sản phẩm mật ong chưa được quan tâm liên tục. Cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển nuôi ong chưa có nhiều và chưa đủ mạnh để tạo sự an tâm cho người nuôi. Việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu chủ yếu do doanh nghiệp tự mày mò xúc tiến chứ chưa nhận được nhiều hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Đầu tư nuôi ong cần vốn lớn nhưng chưa nhận được nhiều ưu đãi tín dụng về lĩnh vực này...

Trước những khó khăn đã nêu, Giám đốc Công ty TNHH Ong mật Miền Đông - đầu ra cho trên 150 hộ nuôi ong với trên 30 ngàn đàn ong, mong muốn được các cơ quan, ban, ngành quan tâm hơn đến nghề nuôi ong như: hỗ trợ tín dụng, xúc tiến thị trường đầu ra, đẩy mạnh truyền thông đối với người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, hằng năm nên hỗ trợ tập huấn khuyến nông về kỹ thuật nuôi ong cho đội ngũ những người làm nghề nuôi ong, hướng tới nuôi ong lấy sản phẩm mật an toàn.

Nguyễn Xuân Trường

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang