• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sau Tết, nông dân tấp nập ra đồng

Nguồn tin: Báo An Giang, 06/02/2017
Ngày cập nhật: 7/2/2017

Sau những ngày vui xuân, đón Tết Đinh Dậu 2017, nông dân các xã, thị trấn ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang tấp nập ra đồng chăm sóc lúa và hoa màu, mở đầu cho một năm mới với ước mong trúng mùa, được giá.

Nông dân ra đồng

Sáng mùng 6 Tết, gia đình nông dân sản xuất giỏi Nguyễn Văn Đỏ (ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, Thoại Sơn) cùng nhau ra thăm mảnh ruộng của mình để theo dõi diễn biến của cây lúa. Ông Đỏ chia sẻ: “Dù là những ngày đầu năm nhưng đã có mưa kéo dài. Thời tiết năm nay rất bất thường, dễ xuất hiện các loại dịch bệnh như: Đạo ôn trên lúa, rầy phấn trắng, nhện gié… Để bảo vệ vụ mùa, người sản xuất phải thường xuyên thăm đồng, theo dõi cây lúa, chủ động trị bệnh, tránh gây thiệt hại nặng và lây lan. Trước Tết, tôi đã rải phân, phun xịt thuốc nhưng mùng 5 Tết ra đồng thấy lúa vẫn còn vàng, có mầm bệnh nên hôm nay phải bổ sung thêm phân, thuốc bảo vệ thực vật. Kinh nghiệm canh tác cho thấy, vụ đông xuân năng suất cao nhưng cây lúa dễ bị bệnh, nên chi phí sản xuất rất cao”.

Anh Pho theo dõi vườn thanh long

Những ngày này, lãnh đạo địa phương, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Hội Nông dân xã và nhiều nông dân cùng nhau ra thăm đồng; tổ chức hội thảo đầu bờ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn cách phát hiện, phòng trừ sâu bệnh… Phó Chủ tịch UBND xã Định Mỹ Nguyễn Văn Đựng cho biết: “Vụ đông xuân 2016-2017, địa phương xuống giống 3.343 héc-ta. Hiện nay, lúa đang giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng nhưng một số diện tích bị dịch bệnh phá hại. Để bảo đảm ăn chắc, chúng tôi thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể tăng cường theo dõi, kịp thời xử lý dịch bệnh, không để lây lan ảnh hưởng đến năng suất. Theo kinh nghiệm của nông dân, thời tiết bất thường sẽ sinh ra nhiều loại dịch bệnh nên phải thường xuyên thăm đồng để xử lý tình huống”.

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng

Những ngày đầu năm, anh Hồ Thanh Pho (ấp Phú Bình, xã An Bình, Thoại Sơn) bận rộn với 900 cây thanh long ruột đỏ của mình. Hội Nông dân xã An Bình cho biết, anh Pho là người đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình chuyển đất trồng lúa sang trồng cây thanh long. Do sản xuất lúa kém hiệu quả, sau thời gian tìm hiểu và học hỏi ở nhiều nơi, nông dân này đã mạnh dạn chuyển 10.000m2 đất ruộng sang trồng trên 900 cây thanh long ruột đỏ. Qua gần 3 năm, không ít hộ đã trồng thanh long theo anh Pho.

Anh Hồ Thanh Pho thông tin: “Chi phí đầu tư cây giống, trụ đá, phân, thuốc… khoảng 150.000 đồng/cây/năm, sau hơn 8 tháng thanh long cho bông và thu hoạch. Gặp thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, cây cho bông từ 6-8 lần/năm, với năng suất từ 8-9 tấn/1.000m2. Với giá bình quân khoảng 30.000 đồng/kg, thu nhập từ cây thanh long cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa. Anh Pho bán thanh long cho các vựa trái cây ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… với giá dao động từ 15.000-60.000 đồng/kg. Sắp tới, anh chuẩn bị chuyển một số diện tích đất ruộng để trồng thêm cây thanh long.

Không táo bạo và quy mô như anh Pho, anh Phan Văn Sáng (ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê, Thoại Sơn) là gương sáng trong khởi nghiệp. Sau kinh nghiệm từ chuyển đổi 2.000m2 đất ruộng sang trồng ớt, anh tiếp tục chuyển 1.000m2 đất trồng lúa sang trồng điên điển và đang khởi động đào mương trồng thêm 2.000m2 nữa. Để bảo đảm đầu vào và đầu ra cho “dự án”, anh đã hợp đồng với thương lái và người cung cấp cây giống. Theo anh Sáng, điên điển không sâu bệnh, sau 3 tháng trồng cho bông, thu hoạch liên tục. Bình quân mỗi ngày thu hoạch khoảng 25kg/1.000m2. Với giá bán 35.000 đồng/kg, thu nhập từ điên điển cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn Phan Thanh Tùng cho biết: “Hiện 39.121 héc-ta lúa đông xuân toàn huyện phát triển tốt. Trong đó, 4.121 héc-ta đang trong giai đoạn đẻ nhánh, khoảng 8.000 héc-ta đang trổ bông và làm đòng. Song, hiện đang xuất hiện một số loại dịch bệnh như: Rầy nâu 3.000 héc-ta, mật độ từ 1.000-2.000 con/m2; đạo ôn lá 1.500 héc-ta (bệnh cấp 3); nhiễm sâu cuốn lá 2.000 héc-ta… Theo dự báo, năm nay thời tiết bất thường, khuyến cáo bà con thường xuyên thăm đồng để theo dõi và “chẩn đoán” bệnh cho cây lúa, hoa màu để kịp thời xử lý.

NGUYỄN RẠNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang