• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hỗ trợ nông dân phát triển cà phê bền vững

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 04/02/2017
Ngày cập nhật: 6/2/2017

Vùng Tây Nguyên chiếm trên 90% diện tích và sản lượng cà phê của cả nước. Cà phê là cây trồng chủ lực, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho trên 500 ngàn nông hộ. Để hỗ trợ phát triển cây cà phê, tăng giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống người dân trong vùng, một dự án phát triển cà phê bền vững đã được Nhà nước đầu tư cho vùng Tây Nguyên (nằm trong Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).

Với tổng số vốn khoảng gần 100 triệu USD, dự án VnSAT sẽ đầu tư cho khoảng 69 ngàn hecta cà phê của 63 ngàn hộ nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên theo hướng canh tác bền vững, với mục tiêu tăng lợi nhuận khoảng 20%/ha, kéo dài trong suốt chu kỳ kinh doanh của cà phê (20-25 năm). Từ dự án này, khoảng 63 ngàn hộ nông dân ở Tây Nguyên được tiếp cận, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững, tái canh cà phê và tăng thu nhập khoảng 20%. Dự án cũng hướng đến mục tiêu giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV trong quá trình canh tác cà phê.

Tại Lâm Đồng, dự án VnSAT đang được triển khai ở 8 huyện, thành: Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông. Diện tích cà phê tham gia dự án được xác định tối thiểu khoảng 16 ngàn hecta và gần 15 ngàn hộ nông dân (1,08ha/hộ), các hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất, chủ vườn ươm, các doanh nghiệp, và cơ quan nhà nước trong ngành nông nghiệp. Dự án có tổng vốn 9,178 triệu USD (197,3 tỷ đồng), (trong đó, vốn IDA 5,777 triệu USD; vốn đối ứng 1,663 triệu USD; vốn tư nhân 1,738 triệu USD), thời gian thực hiện từ 2016 đến 2020. Với mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân và giảm tác động tiêu cực tới môi trường, thông qua việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, các hoạt động chính của dự án tại các địa phương sẽ là: hỗ trợ áp dụng công nghệ sản xuất và quản lý cà phê bền vững, hỗ trợ tái canh bền vững cà phê và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Trong quá trình triển khai, các hoạt động của dự án tập trung cho việc vận động thành lập các HTX, tổ, nhóm nông dân, nhằm tạo mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đào tạo kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, kỹ thuật tái canh cho khoảng 40 ngàn lượt nông dân; Nâng cấp một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng dự án, nhằm giảm thời gian vận chuyển (khoảng 20%), giảm tổn thất sau thu hoạch (khoảng 50%); Hỗ trợ, nâng cấp một số vườn đầu dòng và vườn giống, vườn ươm, đảm bảo mỗi năm cung cấp trên 5 triệu cây giống và 1 triệu chồi giống; Xây dựng khoảng 100 mô hình sản xuất bền vững với diện tích 100ha, 48 mô hình tái canh cà phê, diện tích 48ha và khoảng 80 mô hình tưới tiết kiệm nước cho cà phê trong vùng dự án...

Tính đến cuối năm 2016, Ban QLDA VnSAT Lâm Đồng đã tổ chức 45 khóa đào tạo FFS về sản xuất cà phê bền vững cho 2.093 hộ nông dân trên diện tích 1.835 ha; tổ chức 24 khoá đào tạo về tái canh cà phê cho 1.081 hộ; khảo sát và lựa chọn 48 điểm trình diễn mô hình tái canh và mô hình tưới nước tiết kiệm...

Với việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, công nghệ tiên tiến, 16 ngàn hecta cà phê của gần 15 ngàn hộ nông dân Lâm Đồng sẽ có lợi nhuận tăng thêm khoảng 15 triệu đồng/ha, tổng giá trị tăng thêm cho toàn vùng dự án sẽ khoảng 240 tỷ đồng/năm. Hy vọng với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước, sự nỗ lực của người dân, kỹ thuật canh tác cà phê bền vững sẽ phát huy hiệu quả và ngày càng được nhân rộng; vùng trọng điểm cà phê sẽ phát triển mạnh mẽ và đời sống người dân Lâm Đồng- Tây Nguyên ngày càng được cải thiện.

Theo Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, cả nước có khoảng 600 ngàn hecta cà phê, với 80% diện tích áp dụng quy trình sản xuất bền vững có chứng nhận và 80% sản lượng cà phê quả tươi đạt tiêu chuẩn; năng suất đạt 2,7 tấn/ha. Đề án cũng xác định xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và doanh nghiệp.

B.H

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang