• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Sản xuất khoai tây vẫn gặp khó

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 27/09/2017
Ngày cập nhật: 28/9/2017

Thái Bình là một trong những tỉnh Thái Bình có diện tích trồng khoai tây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, diện tích, sản lượng, chất lượng khoai tây của tỉnh những năm gần đây có xu hướng giảm do phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu nguồn giống chất lượng, giá giống cao, ruộng đất manh mún, đầu ra sản phẩm còn bấp bênh…

Nông dân xã Vũ Lễ (Kiến Xương) thu hoạch khoai tây xuân.

Ngoài sản xuất ở vụ đông, Thái Bình còn mở rộng diện tích trồng khoai tây đông xuân (trồng cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, thu hoạch vào cuối tháng 3) với diện tích có thể mở rộng lên đến 20.000ha.

Trong quá trình phát triển khoai tây ở Thái Bình, giống luôn là khâu được đầu tư nhằm cải tạo và đưa các tiến bộ về giống vào sản xuất. Các giống hiện nay đang trồng phổ biến có nguồn gốc nhập từ Đức, Hà Lan, Mỹ, Úc. Mức đầu tư thâm canh ngày càng cao song bởi những nguyên nhân trên, dù từ tỉnh đến xã có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân nhưng diện tích trồng khoai tây những năm gần đây giảm mạnh so với trước và có xu hướng duy trì ổn định khoảng 3.000 - 4.000ha/năm với năng suất bình quân 157,6 tạ/ha.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông năm 2016, sản xuất khoai tây bằng giống đã qua sản xuất nhiều vụ cho lợi nhuận 2,4 triệu đồng/sào, tương đương 64 triệu đồng/ha, cao gấp 5 lần cấy lúa. Vụ xuân năm 2017, sử dụng giống xác nhận nhập nội cho lợi nhuận 243 triệu đồng/ha, cao cấp 3,6 lần so với vụ đông năm 2016 sử dụng giống theo phương pháp truyền thống và gấp 18 lần so với cấy lúa. Số liệu trên cho thấy việc phát triển sản xuất khoai tây đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là phát triển khoai tây xuân sử dụng giống chất lượng có ý nghĩa rất lớn. Do đó, thời gian qua, Thái Bình đã khảo nghiệm, chọn lọc nhiều giống khoai tây mới có năng suất cao chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh để bổ sung vào cơ cấu giống mới của tỉnh.

Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã khảo nghiệm cơ bản 73 lượt giống mới, khảo nghiệm sản xuất 16 lượt giống, xây dựng được 4 mô hình trình diễn qua đó đã chọn được một số giống khoai tây có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh hại tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Đặc biệt, Trung tâm đã ứng dụng thành công kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất khoai tây giống như công nghệ nuôi cấy mô tế bào kết hợp khí canh, công nghệ ngắt ngọn dâm bầu vào sản xuất cây giống, củ khoai tây sạch bệnh. Đây là công nghệ mới nhất, quy trình khép kín, nâng cao hệ số nhân giống cây, củ giống siêu cấp nguyên chủng, đồng thời sản xuất củ giống cấp nguyên chủng, xác nhận dưới địa phương bảo đảm chất lượng củ giống tương đương với giống nhập nội. Với kỹ thuật mới này đã đáp ứng được khoảng 50% (1.500ha) nhu cầu giống của tỉnh.

Ngắt ngọn, dâm bầu sản xuất cây giống, củ khoai tây sạch bệnh tại Trung tâm Khuyến nông Thái Bình.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với người trồng khoai tây chính là việc tiêu thụ sản phẩm bởi khoai tây là loại nông sản khó bảo quản. Nguồn cung của Thái Bình chỉ tập trung trong thời gian ngắn ngay sau khi thu hoạch, ngay sau đó vắng bóng dù giá khoai tây trái vụ rất đắt, gấp 2 - 3 lần khoai chính vụ. Mặc dù việc xây dựng thương hiệu cho khoai tây Thái Bình cũng đã được bàn tới với mục tiêu đến năm 2020 diện tích khoai tây toàn tỉnh đạt 10.000ha nhưng đây là việc làm khó bởi khoai tây hàng hóa không ổn định cả về số lượng và chất lượng, chi phí cho sản xuất còn cao nên tính cạnh tranh thấp, hầu hết khoai tây đều do nông dân tự tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch, tỷ lệ bán có hợp đồng còn quá thấp (chỉ từ 3 - 5% sản lượng).

Để phát triển gieo trồng khoai tây, nhiều giải pháp đã được ngành Nông nghiệp đưa ra như: mở rộng ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào nhân giống và sử dụng nguồn giống chất lượng tốt; liên kết sản xuất tạo vùng sản xuất quy mô lớn; đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, trồng, thu hoạch, chế biến; luân canh, tăng vụ, chuyển vụ; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật; chính sách ưu đãi; thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo điều kiện cho ngành sản xuất khoai tây phát triển.

Lưu Ngần

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang