• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Cách làm hay của một dự án

Nguồn tin:  Báo Gia Lai, 10/09/2017
Ngày cập nhật: 11/9/2017

Sau 6 năm triển khai thực hiện tại 26 xã nghèo ở 5 huyện Đak Đoa, Kông Chro, Kbang, Ia Pa và Krông Pa (Gia Lai). Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) đã có những cách làm sáng tạo giúp hàng ngàn hộ nghèo được tiếp cận với phương thức sản xuất mới từng bước thoát nghèo bền vững. Đây chính là tiền đề quan trọng để người dân liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm mà Dự án Tam nông đã thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân hưởng lợi

Nhóm chung sở thích trồng cà phê xã Adơk, huyện Đak Đoa mua phân bón chung. Ảnh: N.D

Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn, nhất là người dân sinh sống tại các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh. Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) được thực hiện từ Năm 2011-2017 với 3 hợp phần chính cùng nhiều tiểu hợp phần khác nhau. Trong đó, tập trung chủ yếu là đảm bảo sự tham gia bền vững và có lợi cho 21.322 hộ gia đình tại 26 xã nghèo thuộc 5 huyện: Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa.

Theo Ban Chỉ đạo dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) tỉnh, đến nay dự án đã kết thúc và mang lại hiệu quả kinh tế cho 84.292 hộ gia đình. Trong đó, 59.023 hộ hưởng lợi trực tiếp và 25.269 hộ hưởng lợi gián tiếp, con số này vượt 21.322 hộ mà dự án đặt ra. Điều đáng mừng là dự án đã thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp cùng tham gia. Trong đó, tỷ lệ tham gia của người nghèo và cận nghèo trong các nhóm chung sở thích là 67%; trong các quỹ quay vòng đạt 67-69%. Đặc biệt, tỷ lệ các hộ đồng bào dân tộc thiểu tham gia các hoạt động chính của dự án ở mức cao từ 72-89%. Quá trình thực hiện dự án đã xây dựng được 5 chuỗi giá trị chính và nhiều chuỗi giá trị bổ sung. Đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông với các lớp tập huấn đầu bờ như: nông dân dạy nông dân, doanh nghiệp dạy nông dân… Nhờ đó, không chỉ các xã được hưởng lợi hiện nay các xã khác cũng đã biết lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội có sự tham gia và định hướng thị trường. Phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực, quỹ cạnh tranh nhỏ và các quỹ quay vòng… phù hợp với người dân tham gia, tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Cần duy trì nhân rộng những cách làm hay

Tập huấn kỹ thuật tại vườn cà phê. Ảnh: N.D

Có thể nói, sau 6 năm thực hiện dự án tam nông đã mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế thiết thực giúp người dân, nhất là hộ nghèo tiếp cận sản xuất nông nghiệp có đầu mối tiêu thụ rõ ràng, phù hợp với đặc thù và điều kiện thổ nhưỡng ở từng xã. Đặc biệt, những cách làm hay và sáng tạo của dự án như: thành lập các nhóm chung sở thích mua bán chung sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, các hoạt động của các Quỹ quay vòng… giúp nhiều nhóm hộ sản xuất cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao và mối quan hệ này đang tiếp tục duy trì phát triển. Từ cách làm của dự án tam nông, nhiều địa phương đã bắt đầu áp dụng và nhân rộng sang các xã khác để nhiều người dân cùng học tập, áp dụng trong thời gian tới.

Ông Lê Viết Phẩm-Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa cho biết: Dự án Tam nông thực hiện tại một số xã của huyện đã mang lại hiệu kinh tế rất lớn và thiết thực. Vì vậy, hiện nay các mô hình và cách làm hay của dự án đang được huyện triển khai nhân rộng sang các xã khác. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người dân theo hướng cầm tay chỉ việc. Nông dân bắt đầu sản xuất theo chuỗi giá trị chủ lực của địa phương. Dự án đã kết thúc nên tiếp tục có cơ chế duy trì, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với người dân liên kết sản xuất, tiêu thu thụ sản phẩm làm ra. Các quỹ quay vòng rất hiệu quả giúp bà con cùng nhau phát triển kinh tế sau cần được duy trì thường xuyên.

Ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết thêm: Dự án IFAD triển khai tại các xã trên địa bàn huyện rất hiệu quả và phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Các nhóm chung sở thích đã phát huy hiệu quả rất lớn, mang tính bền vững. Nhóm hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tham gia dự án rất đông và được hưởng lợi rất nhiều. Vì vậy Gia Lai cần có thêm pha 2 của dự án giúp người dân thoát nghèo bền vững và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Bà con bây giờ đã biết cánh làm ăn, hạch toán kinh tế vì vậy cần được duy trì, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo của dự án để người dân tiếp tục hưởng lợi.

Nguyễn Diệp

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang