• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Phát triển kinh tế ở những vùng nhiễm mặn

Nguồn tin:  Báo Thanh Hóa, 08/06/2017
Ngày cập nhật: 10/6/2017

Diện tích nhiễm mặn được chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao tại thôn Tam Hòa, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: Hương Thơm

Chỉ tính riêng vùng đồng bằng ven biển, mỗi vụ sản xuất có tới 7.200 - 9.000 ha sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Trước tình hình đó, các địa phương đã thực hiện chuyển đổi ngành nghề sản xuất để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng nắng nóng ngày càng diễn ra gay gắt, kéo dài khiến tình hình xâm nhập mặn và hạn hán xuất hiện sớm hơn, tình trạng biển xâm thực ngày càng sâu. Nhiều cửa sông đã bị mặn hóa, hàng nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn, khó khăn về nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, chỉ tính riêng vùng đồng bằng ven biển, mỗi vụ sản xuất có tới 7.200 – 9.000 ha sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Trước tình hình đó, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên những diện tích bị nhiễm mặn, các địa phương đã thực hiện chuyển đổi ngành nghề sản xuất để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Tại vùng biển Nga Sơn, hiện tượng mặn xâm thực thường xuyên diễn ra, khiến nhiều diện tích sản xuất cói thuộc các xã: Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Điền luôn trong tình trạng thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế thấp. Không những thế, việc thiếu nước ngọt còn khiến cho đất bị hoang hóa ngày càng nhiều. Để khắc phục tình trạng này, năm 2014, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ thực hiện cải tạo đất nhiễm mặn cho các địa phương, xây lắp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; hỗ trợ 6,3 triệu đồng/1 ha cho các hộ dân thực hiện chuyển đổi diện tích trồng cói, trồng lúa thông thường sang trồng các giống lúa chịu hạn; tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất, hệ thống hạ tầng cho các hộ đầu tư thực hiện chuyển đổi diện tích trồng cói sang xây dựng phát triển trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản... Sau gần 3 năm triển khai thực hiện đề án cùng những cơ chế, chính sách hỗ trợ, đến nay, tại các xã Nga Tiến, Nga Tân đã xây dựng được 17 cống điều tiết tưới, tiêu; hỗ trợ 1,1 tỷ đồng cho các hộ dân chuyển đổi diện tích trồng cói sang trồng các giống lúa chịu hạn. Toàn huyện cũng đã thực hiện chuyển đổi được 458,67 ha trồng cói, lúa sang trồng lúa chịu hạn, chịu mặn, nuôi trồng thủy sản và phát triển trang trại; trong đó, 228 ha chuyển sang trồng các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu hạn; 230,67 ha chuyển sang xây dựng trang trại và nuôi trồng thủy sản. Ghi nhận của chúng tôi tại những vùng chuyển đổi cho thấy: Việc chuyển đổi đã giúp nhiều vùng nhiễm mặn nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Tại các xã Nga Thái, Nga Tiến, Nga Điền, Nga Phú, từ khi chuyển đổi sang trồng các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu hạn, năng suất đã tăng từ 58,43 tạ/ha lên 65 tạ/ha. Còn những diện tích chuyển sang làm trang trại chăn nuôi, cho thu lãi khoảng từ 200 đến 500 triệu đồng/trang trại; diện tích chuyển sang nuôi trồng thủy sản thì cho thu lãi lên tới hàng tỷ đồng/ha.

Huyện Hậu Lộc mỗi vụ có khoảng 900 - 1.200 ha đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn; trong đó, có 290,8 ha ảnh hướng đến năng suất, hiệu quả. Những năm qua, huyện Hậu Lộc đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp, như: Lựa chọn và sử dụng các loại giống lúa có khả năng chịu mặn, như Nhị Ưu 838, Bắc Thơm số 7, Nam Dương 99 đưa vào gieo cấy thay cho các giống lúa thông thường. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phục vụ công tác thau chua, rửa mặn; đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất... Đối với những diện tích nằm trong vùng nhiễm mặn, huyện thực hiện chuyển đổi sang trồng các loại cây màu hàng hóa có khả năng chịu hạn, như ớt chỉ thiên, khoai tây, lạc...; chuyển từ diện tích trồng trọt sang xây dựng trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản.

Cùng với 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, các địa phương khác trong tỉnh có diện tích bị nhiễm mặn, như: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa cũng đã và đang rà soát, quy hoạch, trên cơ sở đó, lựa chọn những mô hình phát triển kinh tế phù hợp để chuyển đổi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hương Thơm

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang