• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bao giờ nông dân bớt khổ vì thiếu thông tin thị trường?

Nguồn tin:  Báo Đắk Lắk, 07/05/2017
Ngày cập nhật: 8/5/2017

Thời gian qua, nông dân nhiều nơi phải điêu đứng vì giá các sản phẩm mà họ làm ra xuống thấp. Nguyên nhân không mới. Đó là do thiếu thông tin, thị trường phụ thuộc, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ mạnh…

Tại Đắk Lắk, giá heo hơi liên tục hạ và xuống thấp dưới giá thành sản xuất đã đẩy nhiều người chăn nuôi đến “bờ vực” phá sản. Theo tìm hiểu, những người chăn nuôi heo ở Đắk Lắk chủ yếu dùng để xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Khi việc xuất khẩu suôn sẻ, giá heo hơi tăng mạnh đã kích thích nhiều người đầu tư vào chăn nuôi. Đến khi thương lái Trung Quốc ngưng nhập khẩu heo từ Việt Nam, lập tức giá xuống thấp, người chăn nuôi không kịp trở tay.

Ở nhiều địa phương khác, một thời gian dài rộ lên phong trào trồng chuối khi loại cây trồng này mang lại giá trị kinh tế cao. Rồi đến nay lại xảy ra tình trạng giá chuối “rẻ như cho” do thương lái không thu mua nữa. Từ một sản phẩm xuất khẩu, nay chuối chất đầy vườn, nhiều nông dân trồng chuối chỉ còn biết mang đi cho gia súc ăn hoặc đổ bỏ khi chuối đã “quá lứa lỡ thì”.

Có thể thấy hai sự việc trên đều có kịch bản na ná như nhau. Đó là câu chuyện sản xuất cứ chạy theo phong trào rồi sau đó ôm quả đắng. Hậu quả nhãn tiền ai cũng thấy được. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là kịch bản này không có gì mới lạ. Rất nhiều bài học từ dưa hấu, mủ cao su, vải thiều… người nông dân đã trải qua, nhưng dường như không phải ai cũng rút ra được kinh nghiệm cho mình.

Người nông dân vì cái lợi trước mắt, không đủ bình tĩnh để suy tính thiệt hơn đã đành, nhưng ở đây cũng phải đặt dấu hỏi về vai trò của các cơ quan có thẩm quyền. Sản xuất hàng hóa thì thị trường là yếu tố mang tính quyết định. Không có thị trường ổn định, việc sản xuất hàng hóa luôn trong tình trạng bấp bênh. Hằng năm, Nhà nước cũng đã bỏ ra số tiền không nhỏ để các ngành chuyên môn nghiên cứu, tìm kiếm thị trường. Nhưng thử hỏi đến nay đã có đánh giá nào về hiệu quả của công việc này? Bên cạnh đó, một công tác khác rất quan trọng là dự báo xu hướng thị trường để đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho người nông dân cũng chưa thực hiện được. Chưa hết, thay vì “chạy theo” hỗ trợ nông dân mỗi khi có sự cố thị trường, tại sao không tăng thêm “đầu ra” bằng cách dùng số tiền ấy để phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất?

Giang Nam

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang