• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhọc nhằn thí điểm mô hình khuyến nông

Nguồn tin:  Sài Gòn Giải Phóng, 15/04/2017
Ngày cập nhật: 17/4/2017

Các mô hình khuyến nông đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân tại các tỉnh miền Trung. Từ đó, nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình hiệu quả vừa chậm lại vừa khó; chưa kể, các mô hình thành công khi thí điểm nhưng khi nhân rộng lại thất bại nặng nề.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) triển khai mô hình thí điểm trồng măng tây xanh tại phường Điện Dương với tổng diện tích 2ha, trung bình mỗi sào trồng hơn 1.000 cây, giá bán khoảng 100.000 - 150.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 960 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4-5 lần làm lúa. Tuy nhiên, theo ông Phạm Thành Chung, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư Điện Bàn, so với đầu tư các loại cây lúa, hoa màu… thì vốn ban đầu trồng măng tây xanh lại quá cao. Loại giống F1 tại Ninh Thuận lên đến 6.000 đồng/cây giống, tính ra nông dân bỏ vốn đến 6 triệu đồng/sào, chưa kể các khoản chăm sóc khác. Ngoài ra, tại các vùng Đông của thị xã, lao động nông nghiệp có tâm huyết với nghề còn lại rất ít, hầu hết chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Đất đai đều nằm trong vùng quy hoạch thiếu ổn định hoặc giải tỏa, do vậy việc triển khai nhân rộng rất khó khăn và lâu.

Những cây điều được dùng… che bóng mát sau dự án điều thất bại tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Còn tại xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), từ năm 2016, mô hình nuôi cá bớp thương phẩm được thí điểm nuôi với tổng số 34 hộ, trung bình mỗi hộ sau khi thu hoạch trừ hết các chi phí có lãi 200 triệu đồng, cao nhất từ 700 - 800 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho 1 lồng nuôi cá bớp thương phẩm rất lớn, trung bình từ 300 - 500 triệu đồng/lồng cá, bao gồm giống, lồng, chăm sóc nên sau khi kết thúc mô hình, dù có hiệu quả, nhưng người dân cũng không có khả năng tự bỏ vốn ra để sản xuất. Vì vậy, mô hình này phải chựng lại ngay sau đó.

Năm 2000, mô hình trồng điều được xây dựng trên diện tích gần 1.800ha ở vùng cát tỉnh Quảng Nam, thế nhưng đã nhanh chóng lụi tàn. Ông Hà Như Diêu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sa (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), cho biết: “Địa bàn xã có 10ha vườn điều, thu 3-4kg trái/cây, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha. Vì giá trị cao nên thời điểm đó nhà nhà trồng điều, người người trồng điều. Chỉ sau vài vụ, hạt điều rớt giá, hơn nữa đất vùng Bình Sa khô cằn, thiếu nước nên cây điều ra ít trái dần, nhiều người phải phá bỏ chuyển sang trồng các loại cây khác như đậu phộng, lúa”. Khi điều rớt giá, người dân bỏ không chăm sóc, kèm theo đó, vùng cát tỉnh Quảng Nam lại nằm trong quy hoạch khu kinh tế mở, chồng lấn các quy hoạch công nghiệp, nên cây điều cũng mất đi cơ hội khôi phục, kế hoạch phát triển cây điều bị dừng lại.

Theo tìm hiểu, việc thất bại trong các mô hình có nhiều nguyên nhân, ngoài tác động thị trường, giá cả vật tư, thiết bị hậu cần, thì các cơ chế hỗ trợ sau mô hình như: định mức kinh phí chuyển giao chưa được quan tâm, chưa có sức hấp dẫn với người tham gia, các đặc điểm địa hình sản xuất vùng núi và đồng bằng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật… Rút kinh nghiệm từ những thất bại, ngành nông nghiệp của Quảng Nam và Quảng Ngãi đều xác định đã đến lúc cần tính toán kỹ rủi ro và đầu tư những mô hình có khả năng nhân rộng hiệu quả, không làm theo kiểu chạy theo phong trào như thời gian qua.

Nguyễn Trang

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang