• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiên Giang: Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển

Nguồn tin: Báo Kiên Giang, 25/05/2017
Ngày cập nhật: 26/5/2017

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Kiên Giang đầu tư nuôi hơn 2.100 lồng bè cá trên biển, tập trung ở 02 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc và một số xã đảo của huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên. Sản lượng thu hoạch trên 1.000 tấn, phần lớn là cá bớp, cá mú, cá chẽm, cá cam, cá hường bạc...

Nuôi cá lồng bè ở quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh quy hoạch phát triển nuôi cá lồng bè ở các huyện đảo, xã đảo đến năm 2020 đạt từ 3.000 lồng bè trở lên. Sản lượng thu hoạch hơn 6.000 tấn, với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá bớp, cá mú, cá hồng, cá cam, cá chẽm, tôm hùm…

Tại huyện đảo Kiên Hải bố trí nuôi lồng bè ven các đảo có điều kiện thích hợp trên địa bàn 04 xã là Nam Du, An Sơn, Lại Sơn và Hòn Tre. Huyện đảo Phú Quốc phát triển nuôi lồng bè tại các xã Gành Dầu, Thổ Châu, Hòn Thơm và thị trấn An Thới. Nuôi cá lồng bè trên biển ở 03 xã đảo là Hòn Nghệ, Sơn Hải (Kiên Lương) và xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên). Tập trung nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên, đảm bảo an toàn, bền vững và hiệu quả, sản phẩm cá thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu.

Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nuôi cá lồng bè trên cơ sở thực hiện chính sách giao khoán, cho thuê mặt nước biển ổn định, lâu dài kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giảm thiểu rủi ro, dịch bệnh.

Cùng với đó, tỉnh triển khai thực hiện dự án đồng quản lý nuôi cá lồng bè ở xã An Sơn (Kiên Hải); mô hình phát triển bền vững nghề nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên vùng biển quần đảo Nam Du.

Mặt khác, theo định hướng phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và những năm tiếp sau, nhiều nhà khoa học chuyên ngành nhận định tiềm năng phát triển nuôi biển ở Kiên Giang rất lớn, thuận lợi và khuyến cáo tỉnh đầu tư khai thác lĩnh vực kinh tế này trong chiến lược phát triển kinh tế biển. PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam khẳng định: Kiên Giang có những lợi thế rất cơ bản về tự nhiên và xã hội vượt trội hơn các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển nuôi biển. Bờ biển dài hơn 200 km, ngư trường rộng lớn với hơn 140 hòn đảo, trong đó 43 đảo có cư dân sinh sống là điều kiện tự nhiên tốt, lợi thế để Kiên Giang phát triển mạnh nghề nuôi biển. Ngoài việc đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên biển truyền thống, hiện nay, Kiên Giang cần chuyển đổi phương thức canh tác biển, hướng đến những mô hình nuôi biển ứng dụng công nghệ cao.

Theo hướng đó, phát triển nuôi cá biển trong lồng bè công nghiệp, với những đối tượng nuôi là những loài có giá trị kinh tế cao như: cá bớp, cá song vua, cá song chấm nâu, cá song da báo, cá song hổ, cá chim vây ngắn, cá chim vây dài, cá vược, cá hồng vân bạc, cá hồng mỹ, cá giò, cá cam và một số đối tượng khác. Tỉnh Kiên Giang cần quy hoạch và có chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi cá biển trong lồng bè công nghiệp hợp lý để tạo dựng một ngành nuôi biển hiện đại, đứng đầu cả nước. Ngoài ra, trong phát triển nuôi biển ở Kiên Giang còn có lợi thế nuôi và chế tác ngọc trai, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trồng và chế biến rong biển, nuôi và chế biến hải sâm, nuôi cầu gai…

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam khuyến cáo tỉnh Kiên Giang sớm xây dựng đề án phát triển nuôi biển công nghiệp đến năm 2030. Nội dung chính là thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển các chuỗi giá trị nuôi biển hoàn chỉnh với việc ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến bảo đảm cho phát triển bền vững, hiệu quả./.

Lê Huy Hải (TN - http://vanphong.kiengiang.gov.vn)

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang