• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ mô hình nuôi ba ba

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 12/05/2017
Ngày cập nhật: 14/5/2017

Ở thôn 4, xã Cư Ni (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), ai cũng biết gia đình bà Nguyễn Thị Hường là một trong những hộ nông dân thành công với mô hình nuôi ba ba giống và thịt.

Với quyết tâm làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại, năm 2009, gia đình bà Hường đầu tư xây dựng 1.500 m2 mặt nước nuôi ba ba. Khu ao nuôi ba ba của gia đình bà được chia làm nhiều ao nhỏ để thuận tiện trong việc phân loại ba ba theo giới tính và độ tuổi. Xung quanh ao, bà Hường xây tường bao, đáy ao đổ bê tông và rải một lớp cát dày chừng 10 - 20 cm tạo môi trường cho ba ba sinh sống, trên mặt ao thả bèo với mục đích làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông. Toàn bộ các ao đều có hệ thống dẫn và thoát nước ra vào ao.

Bà Hường đang chăm sóc ba ba giống.

Hiện nay trong ao nhà bà Hường luôn duy trì từ 30 – 40 con ba ba bố mẹ. Ba ba nuôi khoảng 10 - 12 tháng có thể đạt trọng lượng đạt từ 1,2 – 1,5 kg. Hằng năm bà Hường xuất bán khoảng 200 - 300 con ba ba thịt, với giá bán trên thị trường từ 400.000 - 450.000 đồng/con. Bên cạnh nuôi ba ba thương phẩm, bà còn bán ba ba giống với giá 20.000 đồng/con. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà có thu nhập hơn 150 triệu đồng mỗi năm.

Bà Hường chia sẻ kinh nghiệm: Muốn nuôi ba ba phải có quyết tâm cao, xem đó là nghề chính của mình, không nên nuôi theo phong trào, làm theo cảm tính. Thức ăn cho ba ba cũng đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là cá tạp, ốc và rau. Ba ba chủ yếu ăn vào mùa hè, ăn vào buổi sáng mát và chiều tối; mùa đông hầu như ba ba không ăn. Thời gian thả nuôi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, không thả con giống vào mùa đông vì thời tiết lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ba ba.

Điều đáng lưu ý, trong ao nuôi nên tạo một khu cát nổi để ba ba lên đẻ trứng. Ba ba đẻ vào ban đêm, sáng hôm sau thu nhặt trứng và đưa vào ấp cát. Nuôi ba ba nên nuôi gối vụ, khoảng 3 - 4 đợt/năm để dễ chăm sóc và thường xuyên có ba ba xuất bán khi cần. Khi nuôi được 6 tháng, cần phân loại con lớn, nhỏ nuôi riêng và con đực, con cái nhằm tránh sự tranh giành thức ăn cũng như bổ sung thức ăn cho phù hợp với sự phát triển của ba ba và tránh con lớn cắn con nhỏ.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, bà Hường còn sẵn sàng giúp đỡ hàng chục hộ gia đình khó khăn ở địa phương cùng phát triển kinh tế như: cung cấp con giống; chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi...

Hoàng Bình Nguyên

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang