• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Nhiều vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 27/04/2017
Ngày cập nhật: 30/4/2017

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT) vừa lấy một số mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên để xét nghiệm, phân tích. Theo đó, tại vùng nuôi Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An) có chỉ tiêu NH3 (amoniac) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi thủy sản ở vùng này cần tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định pH (không để pH vượt quá ngưỡng 8,5 sẽ làm tăng tính độc của NH3); định kỳ siphon loại bỏ chất hữu cơ trong ao nhằm giảm hàm lượng NH3 ở đáy ao.

Ao nuôi tôm lấy mẫu đại diện ở xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu) có NO2 (nitơ đioxit) vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ bị ô nhiễm. Người nuôi phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác phiêu sinh vật.

Vùng nuôi Mỹ Phú (xã An Hiệp, huyện Tuy An) và xã Xuân Cảnh thì có PO4 (phosphat) vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên nước ngầm tại khu vực này có nguy cơ phú dưỡng hóa ở thủy vực và sự phát triển của các loài tảo, vi tảo trong thời gian tới là rất cao. Người nuôi cần xử lý nước định kỳ nhằm giảm hàm lượng PO4 dưới ngưỡng cho phép. Các hộ nuôi cần kiểm tra các thông số môi trường định kỳ nhằm giúp cho tôm nuôi tránh bị stress.

Tại các vùng nuôi Phước Long (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) và xã Xuân Cảnh có H2S (hyđro sunfua) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. H2S càng độc hơn khi pH hạ thấp (không để pH thấp hơn ngưỡng cho phép 6,5). Tuy nhiên, H2S dễ bay hơi nên người nuôi cần tăng cường sục khí và cung cấp ôxy cho đáy ao để loại trừ H2S.

Vùng nuôi Lệ Uyên (phường Xuân Yên, TX Sông Cầu) có hàm lượng TSS (độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo, những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi nên sử dụng các loại vôi zeolite, diatomite và chế phẩm sinh học để làm trong nước.

Tại các vùng nuôi Dân Phú 1 (xã Xuân Phương, TX Sông Cầu), Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An) và Mỹ Phú có hàm lượng DO (ôxy hòa tan) thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép. Vùng nuôi này có nguy cơ tồn đọng nhiều chất hữu cơ, người nuôi cần quản lý tốt lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa. Còn tại các vùng nuôi thuộc các xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu), An Ninh Đông (huyện Tuy An), Xuân Cảnh và Hòa Tâm có hàm lượng vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi cần bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản khuyến cáo tại các vùng nuôi tôm nước lợ khi sử dụng vi sinh dạng bột, người dân cần phải cho vào xô sục khí 12-24 giờ để chủng vi sinh thích nghi với môi trường và phát triển ở mật độ thích hợp sau đó đưa xuống ao mới có hiệu quả; không nên sử dụng vi sinh dạng bột đánh trực tiếp xuống ao vì hiệu quả không cao. Đối với các vùng nuôi tôm hùm tập trung, hiện nay có sự thay đổi thời tiết, gió mùa đông nam có thể làm cho nước tầng đáy nóng hơn và thường tôm sẽ chết rải rác, người nuôi nên di chuyển lồng bè đến vùng nước có sự lưu thông tốt. Do thời tiết nắng nóng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, theo dõi hoạt động của thủy sản nuôi; bổ sung khoáng vi lượng, vitamin và xử lý vi sinh định kỳ nhưng rút ngắn thời gian giữa hai lần xử lý nhằm làm sạch đáy ao, làm tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m; duy trì quạt nước tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì ôxy trong ao nuôi. Khi cấp nước vào ao, người nuôi phải cấp nước qua ao lắng, xử lý nước nhằm hạn chế lây nhiễm mầm bệnh từ ngoài vào ao nuôi.

Ngọc Như

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang