• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tăng cường giải pháp đáp ứng nhu cầu giống thuỷ sản

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 14/04/2017
Ngày cập nhật: 16/4/2017

Quảng Ninh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 26.000ha, trong đó 17.300ha nuôi mặn, lợ; 3.300ha nuôi nước ngọt. Với diện tích lớn như vậy nên nhu cầu sử dụng giống thuỷ sản tương đối lớn, trung bình khoảng 4,5 tỷ con/năm. Hiện nay, mặc dù tổng nhu cầu giống thuỷ sản của tỉnh vẫn được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, ít xảy ra tình trạng khan hiếm giống, tuy nhiên nguồn cung ứng lại đang có nhiều tồn tại, thiếu sự kiểm soát triệt để, khó quản lý. Lý do, phần lớn con giống thuỷ sản phải nhập từ ngoại tỉnh hoặc nguồn trôi nổi trên thị trường; số con giống được sản xuất tại các cơ sở đảm bảo tại chỗ trên địa bàn thấp, chỉ chiếm gần 25% (khoảng 1,1 tỷ con giống các loại/năm).

Nuôi hàu treo dây ở khu vực Cái Mắt, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên.

Theo thống kê của Chi cục Thuỷ sản, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 18 cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh, cung ứng giống thuỷ sản và trên 20 cơ sở ương dưỡng giống thuỷ sản quy mô hộ gia đình. Riêng về giống tôm, hiện mới chỉ có duy nhất Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) xây dựng trại tôm giống bố mẹ để sản xuất tôm giống tại chỗ. Số các cơ sở còn lại đều ở dạng các trại gột, ương, gièo giống, tức lấy con giống từ các trại giống bố mẹ trong cả nước để về nuôi dưỡng to, khoẻ, đảm bảo tiêu chuẩn rồi cung ứng cho các hộ nuôi thả.

Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó do đặc thù khí hậu trên địa bàn có mùa đông dài và lạnh, khiến các đơn vị sản xuất giống tại chỗ chỉ có thể hoạt động 1 vụ/năm, các tháng còn lại phải bỏ không. Bên cạnh đó, yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất giống thuỷ sản rất cao, các cơ sở sản xuất phải đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đắt tiền và đội ngũ kỹ thuật tốt, nên giá trị đầu tư rất lớn. Trong điều kiện đó, nhiều chuyên gia cho rằng nếu thu hút được các doanh nghiệp xây dựng các trung tâm, trại sản xuất giống thuỷ sản hiện đại trên địa bàn là tốt nhất. Bởi qua đó, có thể chủ động về nguồn cung ứng, quy trình sản xuất giống thuỷ sản được giám sát... Qua khảo sát, thời gian qua toàn tỉnh có rất ít cơ sở gột, ương, gièo giống thuỷ sản hiện đại được xây mới; số cơ sở đã có hầu hết đều ở quy mô nhỏ lẻ, hoạt động thời vụ, không bài bản, lâu dài. Hiện nay, duy nhất có cơ sở giống thuỷ sản của Công ty BIM tại Đầm Hà có cơ sở hạ tầng hiện đại để ương gièo giống quy mô lớn. Đây cũng là đơn vị doanh nghiệp được tỉnh thu hút nhằm mục tiêu chính là cung ứng nguồn giống thuỷ sản chất lượng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, doanh nghiệp mới chỉ sản xuất phục vụ cho chính đơn vị, chưa có giống thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác về giống thuỷ sản cần phải được giải quyết hiệu quả hơn đó là công tác thắt chặt quản lý, kiểm soát chặt khâu lưu thông; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở ương dưỡng giống, đảm bảo giống phải có nguồn gốc, được kiểm dịch... Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, trên thị trường luôn tồn tại số lượng lớn giống trôi nổi, không đảm bảo về chất lượng, song vẫn được người nuôi sử dụng. Sở dĩ như vậy bởi loại giống thuỷ sản này có giá rẻ, quan trọng hơn là đáp ứng được tình trạng thiếu giống cục bộ. Đặc biệt, đã đến lúc cần thiết phải tính đến bài toán tạo điều kiện trong việc nhập khẩu giống, kể cả là nhập ngoại, miễn là đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chất lượng, giống đạt tiêu chuẩn cho phép...

Thực tế trong nuôi trồng thuỷ sản, con giống quyết định 50% thành công; con giống kém chất lượng, mang mầm bệnh có thể gây thất bại hoàn toàn cho vụ nuôi. Điều này khẳng định tầm quan trọng, vị trí của việc sản xuất, cung ứng giống. Năm 2017, theo khảo sát của đơn vị chuyên môn, tổng lượng nhu cầu giống thuỷ sản của toàn tỉnh là khoảng 4,8 tỷ con các loại, trong đó giống mặn, lợ trên 4,6 tỷ con; giống nước ngọt gần 200 triệu con. Riêng nhu cầu giống tôm, đối tượng nuôi chủ lực của ngành thuỷ sản tỉnh khoảng 3,1 tỷ con. Trong khi đó các cơ sở sản xuất giống tại chỗ chỉ có thể cung ứng tối đa khoảng 1,5 tỷ con, đáp ứng khoảng 35% nhu cầu cho cả tỉnh. Qua đó cho thấy cần khẩn trương, tăng cường hơn nữa trong việc nâng cao cả về sản lượng cũng như chất lượng giống thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu của người nuôi cũng như chiến lược phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh.

Việt Hoa

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang