• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá tra tăng giá, nông dân… chẳng vui

Nguồn tin: Báo An Giang, 02/03/2017
Ngày cập nhật: 4/3/2017

Giá cá tra nguyên liệu được các doanh nghiệp (DN) tìm mua đến 25.000 đồng/kg, nếu giá thành nuôi là 20.000 đồng/kg, nông dân (ND) lãi trên mỗi kg cá là 5.000 đồng. Giá cá tăng, lẽ ra ND phải vui mừng, đằng này họ lại buồn vì không có cá bán. Lập lại trật tự trong sản xuất cá tra là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ngồi nhìn hàng loạt ao nuôi cá tra của gia đình đang bỏ trống, trong khi giá cá tra thịt trên thị trường lên đến 25.000 đồng/kg, ông Trần Văn Nhỏ, xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) “thở dài” cho biết, cá có tăng lên 28.000 đồng/kg, ND cũng chẳng vui, bởi có ai còn nuôi đâu mà bán. 15 năm nuôi cá tra, ông Nhỏ cùng những ngư dân trong tỉnh chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Nay, họ đâm ra “ngán ngẫm” và bỏ nghề. “Nuôi cá tra bây giờ rủi ro quá lớn. Nguyên nhân do ngành hàng này tuy có quy hoạch nhưng việc thực thi quy hoạch không đến nơi đến chốn. Quá trình phát triển của ngành thiếu sự liên kết chiều dọc lẫn chiều ngang. Giữa ND với nhau và ND với DN, tính bền vững của một ngành hàng không có...” - ông Nhỏ chia sẻ.

Các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ thu mua nguyên liệu để kịp thời gian giao hàng đối với các hợp đồng đã ký với nước ngoài

Chia tay với nghề nuôi cá tra đã 3 năm nay, ông Nhỏ còn nợ ngân hàng trên 3 tỷ đồng. Tài sản của gia đình còn lại không đủ để trừ đi món nợ đã vay. Những ngư dân khác có hoàn cảnh nhưông, có người đã thua lỗ, đành “đi thêm” bước nữa, gia nhập chuỗi liên kết dọc cá tra của Công ty TNHH SX TM DV Thuận An (Tafishco). Chuỗi triển khai chưa đầy 3 năm, chủ doanh nghiệp đã không còn ở công ty để điều hành và những người nuôi cá trong chuỗi, một lần nữa phải đối mặt với những món nợ khổng lồ. Giá cá nguyên liệu tăng, không phải do thị trường đầu ra tốt mà chính là ND không còn nuôi. DN không có cá để chế biến, trong khi đơn hàng xuất đã ký với nước ngoài. Do sợ không có đủ hàng để giao, DN buộc phải tung tiền ra, tranh giành mua cá nguyên liệu.

Lập lại trật tự ngành cá tra hiện nay là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Bởi từ lâu, ngành hàng này đã được Chính phủ xác định là một ngành mang tính chủ lực của vùng ĐBSCL. Ở An Giang, ngành công nghiệp cá tra được xem là ngành hàng chiến lược của tỉnh. “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra giải pháp, “lấy tổ chức lại sản xuất làm cơ sở, lấy ứng dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá, lấy thị trường làm tiền đề và mục tiêu”. Việc lập lại trật tự, giúp chúng ta thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đề ra, góp phần đưa kinh tế An Giang phát triển…” - Ths. Lê Phát, nguyên Trưởng khoa Lý luận, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, khẳng định.

Để ngành cá tra phát triển, việc cần phải làm là tạo ra con giống khỏe, sạch bệnh. Đẩy mạnh áp dụng khoa học-kỹ thuật vào chăn nuôi; thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn mà thị trường nhập khẩu yêu cầu như thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Global G.A.P), ASC… đưa ngành cá tra vào ngành nghề sản xuất - kinh doanh có điều kiện để “gạn lọc” bớt những người không có đủ điều kiện, kinh nghiệm, tay nghề cũng nhảy vào. Đây là những tác nhân làm cho ngành cá thiếu tính bền vững. “Vốn có 1, vay ngân hàng đến 10, không có tiềm lực mà cũng tham gia. Đến kỳđáo nợ ngân hàng, tìm cách “bán đổ, bán tháo” để có tiền trả nợ ngân hàng, trả lương công nhân… gây ra tình trạng phá giá xuất khẩu trong hơn 10 năm qua. Cần mạnh dạn loại bỏ những thành phần này ra khỏi cuộc chơi…” - ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty AFA, bức xúc.

“Muốn lập lại trật tự của ngành hàng thì cần phát huy vai trò của hiệp hội ngành nghề. Giảm sản lượng nuôi ở mức hợp lý. Cùng với đó, phải sớm giải quyết nhiều vấn đề,nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, giá bán bằng với cá nuôi bình thường. Đẩy mạnh phong trào kinh tế hợp tác, người nuôi cá phải vào một tổ chức và phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Có như vậy, ngành cá mới phát triển mang tính bền vững…” - ông Mai Thanh Hiền, xã Hòa Lạc (Phú Tân), kiến nghị.

“Thực tế hiện nay, việc thả nuôi con giống với mật độ cao khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng, tỷ lệ hao hụt nhiều, giá thành sản xuất cao. Chúng tôi khuyến cáo ND nên thả nuôi với mật độ 30 con/m2 mặt nước là tốt nhất. Hạ giá thành sản xuất, chế biến để có được lợi thế cạnh tranh là việc cần làm…” - PGS.TS. Dương Nhật Long, Khoa Thủy sản Trường đại học Cần Thơ, khuyến cáo.

MINH HIỂN

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang