• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển vọng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 26/12/2017
Ngày cập nhật: 27/12/2017

Hiện nay, người nuôi tôm công nghiệp ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đang chuyển dần từ hình thức nuôi tôm thâm canh sang siêu thâm canh.

Với diện tích khoảng 2 ha, anh Nguyễn Thanh Hà, ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng bố trí 6 ao nuôi, mỗi ao từ 800-2.000 m2, mật độ khoảng 250 con/m2; phần còn lại làm ao lắng, ao xử lý chất thải... Ngoài việc cho đủ lượng thức ăn hằng ngày, anh phải thực hiện tốt quy trình kiểm tra chất lượng nước để có biện pháp xử lý. Hiện tại, tôm đang phát triển tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Nhiều lợi thế

"Lợi thế lớn nhất của nuôi tôm siêu thâm canh chính là môi trường nước ổn định, dễ kiểm soát được mầm bệnh và chất thải hằng ngày trong ao, đặc biệt có gặp sự cố sẽ xử lý dễ dàng bằng cách thay nước mới thì ao nuôi không nhiễm bệnh", anh Hà cho biết.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của anh Nguyễn Thanh Hà, ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng.

Ông Phan Văn Côn, ấp Kinh Tắc, xã Hàm Rồng nuôi tôm công nghiệp khoảng 3 năm nay. Ông cho rằng, nuôi tôm bằng hầm đất vẫn có lãi nhưng mạo hiểm hơn nên dù vốn đầu tư cao nhưng vẫn chuyển qua hình thức nuôi lót bạt, bởi hiện nay nguồn nước bên ngoài môi trường rất khó kiểm soát, nuôi ao đất rất dễ bị rủi ro.

"Tôi thử nghiệm ban đầu 1 ao, với diện tích 1.000 m2 bằng hình thức nuôi tôm siêu thâm canh. Vừa rồi gặp ngay những ngày mưa kéo dài, tôm phát triển chậm nhưng khi thu hoạch trừ chi phí vẫn còn lãi trên 300 triệu đồng", ông Côn cho biết.

Còn ông Cao Vĩnh Ty, khóm Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn, trải qua 5 vụ nuôi tôm công nghiệp bằng hầm đất "thắng 3, bại 2", khi thấy mô hình nuôi lót bạt hiệu quả, ông cũng chuyển sang thực hiện. Hiện tại, ông nuôi 2 ao, đang phát triển tốt.

Theo kinh nghiệm của mình, ông Ty chắc nịch: "Nuôi tôm lót bạt mùa mưa chỉ sợ thiếu độ kiềm do nước ngọt, còn mùa hạn sẽ tốt hơn rất nhiều, bởi lót bạt sẽ không bị ô nhiễm môi trường do tác động từ đất. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguồn thức ăn vừa đủ, không để thừa dễ gây nhiễm nguồn nước, hạn chế chi phí thức ăn, đặc biệt mô hình phải đảm bảo từ khâu nuôi đến việc xả thải theo đúng quy định".

Quản lý chặt chẽ

Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Trương Quốc Duẩn cho rằng: “Giữa nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh có điểm tương đồng về thiết kế cao nuôi, chỉ khác nhau là có và không lót bạt. Tuy vậy, hình thức nuôi tôm siêu thâm canh có lợi thế hơn hẳn, bởi sự an toàn cao do không bị ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài tác động. Mặt khác, do sử dụng bạt lót đáy ao nên khâu xử lý ao sau vụ nuôi cũng dễ, đỡ mất thời gian, đồng thời thả được mật độ dày hơn, tỷ lệ thành công đạt trên 80%, đặc biệt năng suất cao hơn gấp 2-3 lần so với hầm đất". Đây là lợi thế lớn nhất mà nhiều hộ dân đang chuyển dần sang hình thức nuôi tôm siêu thâm canh.

Toàn huyện Năm Căn có tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp 450 ha, tăng 50 ha so với năm 2016. Trong đó, diện tích tôm công nghiệp theo hình thức thâm canh gần 370 ha và trên 80 ha diện tích nuôi tôm siêu thâm canh. Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh chỉ mới phát triển 1 năm trở lại đây nhưng cũng góp phần tăng sản lượng nuôi thuỷ sản của huyện (sản lượng thuỷ sản năm 2017 là 37.135 tấn, tăng 11,68% so với cùng kỳ năm trước, đạt 106,10% kế hoạch năm).

Huyện Năm Căn đang khuyến khích những hộ có điều kiện, nguồn lực tài chính, có kinh nghiệm, tay nghề cao thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, góp phần nâng cao sản lượng tôm nuôi, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Theo đó, UBND huyện ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra của huyện, kiểm tra, hướng dẫn điều kiện nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đối với các hộ gia đình, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn điện sử dụng và hệ thống ao nuôi, nhất là ao xả thải để đảm bảo môi trường nước.

Theo quy hoạch được phê duyệt, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh của huyện Năm Căn đến năm 2020 là 2.800 ha, định hướng đến năm 2025 đạt 5.620 ha. Với định hướng quy hoạch cụ thể, kết hợp nhiều lợi thế, tin rằng những năm tiếp theo, huyện Năm Căn sẽ phát triển mạnh mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hình thức siêu thâm canh. Đây là thời cơ thuận lợi để con tôm ở huyện Năm Căn trở lại thời hoàng kim, đánh dấu bước phát triển mới của ngành thuỷ sản huyện nhà trong tương lai./.

Văn Tưởng

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang