• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải sản “lên mạng” kiếm khách

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 16/12/2017
Ngày cập nhật: 18/12/2017

Trào lưu bán hải sản qua mạng, nhất là trên các trang Facebook cá nhân đang dần phát triển và lan rộng. Công việc nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và đem lại một khoản thu nhập đáng kể.

Hải sản là một món ăn ngon mang lại nhiều dinh dưỡng cho người sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng hải sản để chế biến món ăn trong bữa cơm hằng ngày, đám tiệc,… đã trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu của người dân trong tỉnh.

Đối với những người bận rộn, việc mua hàng qua mạng từ lâu đã trở thành thói quen, nhất là việc đi chợ qua mạng xã hội. Hải sản lại luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ bởi đặc tính ít ngán, dễ ăn, dễ chế biến, nhiều dinh dưỡng. Bán hàng hải sản trên mạng xã hội lợi thế ở chỗ khách không cần phải ra chợ lựa từng con cua, con cá, con tôm, nhất là những ngày mưa, gió… khách hàng chỉ cần ngồi một chỗ xem ảnh, khách kỹ tính hơn thì sẽ đọc những miêu tả, chọn những mặt hàng cần thiết, đặt hàng rồi hẹn giờ… Người bán sẽ được lợi ở chỗ bán hàng theo đơn đặt trước nên không sợ tồn kho.

Hàng hoá từ các vựa ở Trần Văn Thời, Đầm Dơi... chuyển đến các tiểu thương bằng xe buýt vào 2 khung giờ trong ngày.

Các mặt hàng hải sản rất đa dạng từ bình dân đến cao cấp, từ những loại thông dụng đến những loại khó tìm, bao gồm: các loại cá, tôm mủ ni, tôm tích, cua, cua hai da… hầu hết là những đặc sản của Cà Mau.

Ngoài việc đăng ảnh sản phẩm thực tế để bắt mắt hơn, người bán hàng thỉnh thoảng cập nhật thêm ảnh những món ngon chế biến từ những mặt hàng mình bán… So với người bán hàng ở chợ, người bán hàng qua mạng đảm nhận nhiều khâu và cầu kỳ hơn. Mức độ phủ sóng của các cộng tác viên giúp hàng hoá ngày càng đi xa hơn, kèm theo đó là những chi phí quảng cáo không hề nhỏ.

Chị Đào Cẩm Tiên, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Ban đầu chưa nhiều người biết đến, tôi thu hút khách bằng cách thuê những người có lượt theo dõi lớn đăng hình kèm theo tên Facebook của mình, chi phí thì tuỳ theo thương lượng, từ vài trăm đến vài triệu một lượt…”. Khi mức độ phủ sóng dày đặc hơn, nhiều người biết đến hơn, người bán chú trọng đến nguồn hàng, giá cả và hình ảnh sản phẩm.

Mặt bất lợi nhất của việc bán hải sản qua mạng chính là khâu vận chuyển. Hàng hoá từ các vựa ở các huyện Trần Văn Thời, Năm Căn, Phú Tân… được chuyển đến địa bàn tỉnh bằng xe buýt, các chủ hàng nhận sau đó phân ra theo những toa đặt sẵn. Thông thường hàng hoá từ các vựa về đến tay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vào lúc 10 giờ trưa và 4 giờ chiều để tiện cho việc giao cho các khách hàng là công chức Nhà nước.

Với khách nội ô, người bán sẽ trực tiếp đi giao, khách ngoại tỉnh thì sẽ gửi dịch vụ vận chuyển nhanh chóng nhất. “Mỗi lần hàng gửi đi tỉnh xa là cứ hồi hộp, vì trễ giờ là hải sản sẽ hư, vừa rồi mình bị trả về 10 kg tôm mủ ni từ Bình Phước, vừa mất uy tín vừa lỗ tiền, nhưng mình không thể chủ động việc đó được…”, chị Tiên chia sẻ.

Do bán hàng trên mạng nên phương tiện chính là máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… Chi phí cho những khoản này cũng không phải là nhỏ, có người đầu tư cả máy ảnh để nâng cao chất lượng hình ảnh gửi đến khách hàng.

Ngoài ra, kinh nghiệm lựa chọn hải sản và uy tín trong kinh doanh cũng là một tố chất quan trọng để có thể giữ chân khách hàng. Tuy vất vả, nhưng nếu cố gắng, chăm chỉ và làm hài lòng khách thì khoản thu nhập đem lại không phải là nhỏ. “Ngày trước đa phần bán lẻ, bây giờ tôi có nhiều mối lớn tại các quán, khách sỉ ở các tỉnh…”, chị Tiên bộc bạch.

Việc mua bán hải sản qua mạng đã chứng minh được sự tiện lợi cho cả người mua và người bán, nhưng mô hình này chỉ tồn tại và phát triển mạnh khi người bán có trách nhiệm và có tâm với những sản phẩm mình đưa đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, bán hàng có chất lượng cũng là góp phần giới thiệu, nâng cao uy tín của những thương hiệu hải sản Cà Mau./.

Thảo Linh

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang