• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ninh Bình: Nông dân Yên Bình: Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản an toàn

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 10/12/2017
Ngày cập nhật: 12/12/2017

Nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tạo nguồn sản phẩm an toàn chất lượng, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã liên kết với nhau dưới hình thức tổ hợp tác hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ về giống, vốn nhằm nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm cho nhau.

Từ nhiều năm nay, nghề nuôi trồng thủy sản đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập và mở hướng làm giàu cho nhiều nông dân phường Yên Bình trên vùng đất cấy lúa kém hiệu quả. Với diện tích hơn 25 ha và trên 30 hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản nhưng chủ yếu là nuôi theo phương thức truyền thống và “mạnh ai nấy lo” nên không ít thời điểm các hộ bị thua lỗ, thiệt hại lớn do giá cả bấp bênh và dịch bệnh.

Để khắc phục tình trạng này, Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Yên Bình đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2015, thu hút 33 hộ thành viên trên địa bàn tham gia nuôi các loại cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè... với mục đích chủ yếu là liên kết về kỹ thuật, hỗ trợ giống vốn và liên kết bao tiêu sản phẩm. Mỗi hộ có quy mô sản xuất trung bình từ 5 sào đến trên 2 ha, có hộ 6-7 ha, cho thu hoạch hàng trăm tấn cá thương phẩm mỗi vụ.

Ông Phạm Văn Liên, thành viên Tổ hợp tác cho biết: “Tôi làm thủy sản cũng gần 20 năm, mình có tuổi rồi nhiều khi cập nhật các kỹ thuật nuôi mới trên mạng rất khó. Nhờ tham gia tổ hợp tác tôi đã biết đến nhiều cách làm hay, mới, sáng tạo; bên cạnh đó còn trao đổi kinh nghiệm với nhiều người”. Với diện tích lên đến hơn 2ha, mỗi năm ông xuất ra thị trường 1,5 tấn cá giống và mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng.

Đến với tổ hợp tác, các hộ trong tổ đã cùng nhau ký kết hợp đồng với các đơn vị uy tín từ việc lấy giống, thức ăn,... đảm bảo về chất lượng và giá thành; cùng nhau áp dụng đúng quy trình nuôi đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và tìm kiếm các thị trường đầu mối để liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Yên Bình còn tạo cơ hội cho các thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả; tiếp cận quy trình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học; quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm.

Ông Vũ Văn Tấn, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: “Nhằm hạn chế rủi ro, tạo nguồn sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường, chúng tôi thường xuyên bám sát tình hình sản xuất để khuyến cáo các hộ chủ động chăm sóc, phòng dịch bệnh đảm bảo xuống giống đồng loạt, thay tháo nước đúng lịch.

Thời gian tới, Tổ tiếp tục vận động kết nạp thành viên mới, khuyến cáo các hộ hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, mở rộng diện tích”.

Nhờ tuân thủ nghiêm quy chế hoạt động của Tổ, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên thủy sản của các thành viên lớn nhanh, ít bị bệnh dịch. Năm 2016, bình quân mỗi hộ bán ra thị trường gần 8 tấn cá, thu về hơn 100 triệu đồng.

“Với thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì vấn đề giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi người nông dân phải liên kết làm ăn bởi đây là điều tất yếu đối với nông dân thời hội nhập.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Nông dân các cấp trong việc khuyến khích, hỗ trợ bà con liên kết lại để cùng phát triển, đẩy mạnh vấn đề “nói không với thực phẩm bẩn”.

Thời gian tới các thành viên sẽ liên kết lựa chọn con giống với nhau, cùng nhau lấy giống, cùng thực hiện quy trình sản xuất ở những thời điểm nhất định và tiếp tục liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cuối vụ.

Hy vọng trong thời gian tới với cách làm mới, các mô hình nuôi thủy sản ở đây sẽ cho hiệu quả cao hơn và phát triển bền vững hơn trước”: Ông Lê Văn Kiểm - Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Bình chia sẻ.

Sau khi hội viên tham gia vào tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản được hưởng rất nhiều hỗ trợ từ các thành viên khác từ giống, vốn đến kỹ thuật. Nhiều hộ đã thay đổi tư duy, chuyển hướng sang mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn để thoát nghèo và vươn lên làm giàu góp phần thay đổi diện mạo trên quê hương Yên Bình.

Lê Bích

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang