• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Nuôi thử nghiệm cá chép giòn ở Ðạ Tẻh

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 29/09/2017
Ngày cập nhật: 30/9/2017

Chất lượng sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, giá trị thương phẩm cao là những yếu tố khiến Hội Nông dân huyện Ðạ Tẻh (Lâm Đồng) triển khai nuôi thử nghiệm loại cá chép giòn trên địa bàn huyện.

Cá chép giòn tại gia đình ông Quân đã đạt trọng lượng bình quân khoảng 2 kg/con

Hai hộ nông dân được lựa chọn để triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá chép giòn là gia đình ông Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Viết Bạn (ở thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh). Quy mô ao để triển khai mô hình này tại hai gia đình là khoảng 1.000 m2. Đây được xem là mô hình mới và hứa hẹn đem lại nhiều thành công.

Ông Nguyễn Văn Quân cho biết: “Trước đây, gia đình tôi đã sử dụng diện tích ao hồ để nuôi nhiều loại cá khác nhau như trắm, chép, rô phi… Từ khi được Hội Nông dân hỗ trợ, gia đình bắt tay vào nuôi thử nghiệm loại cá chép giòn. Ban đầu, gia đình được hỗ trợ 60 kg cá giống và 4 tạ hạt đậu tằm để cho cá ăn. Theo quy trình được Hội Nông dân hướng dẫn, khi cá còn nhỏ, tôi cho cá ăn thức ăn truyền thống, chủ yếu là cám. Sau đó, đến khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg thì tôi chuyển qua cho ăn bằng đậu tằm. Loại thức ăn này được xem là sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm”. Cũng theo ông Quân, sau 5 tháng, trọng lượng cá đạt khoảng 2 kg/con. Dự kiến, sau khoảng 2 tháng nữa là có thể thu hoạch, sản lượng cá thu được vào khoảng 3 tạ. Với giá bán như hiện nay thì giá trị lợi nhuận khá cao. Còn theo bà Nguyễn Thị Dân, vợ ông Quân, cũng đã có nhiều người đến hỏi mua cá nhưng chủ yếu để tiêu thụ nhỏ lẻ trong dân hoặc các hàng quán nhỏ. Một số mối tiêu thụ lớn như nhà hàng, tiệc cưới cũng đã hỏi mua nhưng chưa đặt vấn đề tiêu thụ chính thức.

Theo Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh, cá chép giòn là giống cá chép bình thường nhưng có chất lượng thịt săn giòn nhờ áp dụng cách chăm sóc, cho ăn thức ăn mới.

Để thịt cá có độ săn chắc, khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg sẽ cho ăn hoàn toàn bằng hạt đậu tằm. Để triển khai mô hình nuôi cá chép giòn, từ tháng 4 năm 2017, Hội Nông dân đã hỗ trợ 120 kg cá chép giống và 8 tạ đậu tằm trị giá 16 triệu đồng cho 2 hộ dân. Được sự hướng dẫn sát sao của Hội Nông dân huyện, hai hộ ông Quân và ông Bạn đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá từ khâu cải tạo ao, chăm sóc cho đến các biện pháp phòng bệnh. Trước khi cho cá chép ăn, hạt đậu tằm được ngâm với nước pha ít muối trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 giờ. Sau đó, hạt đậu tằm được vớt ra, rửa sạch và tiếp tục đem ủ cho đến khi nứt mầm thì mới cho cá ăn. Khi cho ăn, hạt đậu rất dễ bị chìm nên thả đậu cho cá ăn từng ít một và phải khoanh vào một vùng nhỏ để có thể dễ dàng kiểm soát. Kết quả sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ cá sống đạt 95%, trọng lượng đạt bình quân 1,9 - 2 kg/con. Hiện tại, giá thành bán ra thị trường khoảng 160.000 - 170.000 đồng/kg. Ông Trương Quang Lang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh cho biết: “Với giá thành bán ra thị trường hiện nay thì việc nuôi cá chép giòn cho hiệu quả kinh tế cao hơn cách nuôi bình thường. So sánh với nuôi cá chép truyền thống, nuôi cá chép giòn phải chú trọng khâu thức ăn và công chăm sóc chu đáo hơn. Nuôi bằng đậu tằm, cá chép giòn được đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong thời gian tới, khi tìm được nguồn tiêu thụ ổn định, Hội Nông dân sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn tại các xã, thị trấn trong toàn huyện”.

Trong năm 2017, Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh còn triển khai nhiều mô hình phát triển nông nghiệp. Với nguồn kinh phí 150 triệu đồng được UBND huyện hỗ trợ, ngoài mô hình nuôi cá chép giòn, Hội Nông dân huyện đã triển khai 3 mô hình phát triển kinh tế khác, gồm: Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt cho 2 hộ tại xã Triệu Hải và xã Quốc Oai, mô hình trồng cây bơ xen cà phê quy mô 2 ha tại Tôn K’Long (xã Đạ Pal), mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu tại xã Hà Đông và Đạ Kho.

Ðông Anh

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang