• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình nuôi lồng ghép thuỷ đặc sản, thu ngót 1 tỷ đồng/năm

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 08/09/2017
Ngày cập nhật: 10/9/2017

Để có được thu nhập cao từ nuôi thuỷ đặc sản, anh Hưng đã đổi gần 3.000m2 đất canh tác “bờ xôi ruộng mật” của gia đình để lấy các chân ruộng vừa xa làng vừa quanh năm úng ngập.

Vừa gặp chúng tôi, anh Hoàng Văn Hưng ở xã Hạ Lễ, huyện n Thi, Hưng Yên đã hồ hởi khoe: Từ đầu năm đến nay, gia đình thu được gần 1 tỷ đồng từ nuôi ếch, ba ba và cá các loại. Nếu cứ cấy lúa, trồng sen như trước đây, thì có nằm mơ anh cũng dám nghĩ mình sẽ thu hoạch được số tiền lớn như vậy!

Máy quạt nước cung cấp ôxy cho ao cá

Để đạt được thu nhập cao từ chăn nuôi thuỷ sản, ngay từ năm 2009 anh Hưng đã đổi gần 3.000m2 đất canh tác để lấy các chân ruộng quanh năm úng ngập, đồng thời nhận thầu thêm một số ao trồng sen trong xã, để cải tạo thành ao nuôi.

Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài”, mỗi năm củng cố và mở rộng thêm một số diện tích ao. Kết quả, từ năm 2015 đến nay vợ chồng anh Hưng đã có được gần 1,5ha ao nuôi thủy sản lâu dài.

Sau khi đầu tư tích tụ được diện tích ao đủ lớn, anh Hưng đã dành riêng 0,1ha ao cho chuyên nuôi 400 - 500 con ba ba thương phẩm. Các ao còn lại chủ yếu nuôi các loại cá đặc sản giá trị kinh tế cao như trắm đen, trắm cỏ, chép lai V1… lồng ghép với nuôi ếch trên mặt nước.

Để nuôi ếch anh Hưng đã dùng các cây dóc rừng kết thành bè mảng giữ nổi cố định trên mặt ao, sau dùng lưới nilon đen (lưới tản quang) làm mái che nắng và bao quanh giữ giống, tạo thành các ô nuôi ếch rộng 6 - 7m2. Mỗi ô nuôi thả 300 ếch con, cho ăn cám công nghiệp Cargill ngày 2 - 3 lần. Kết hợp thường xuyên quan sát đàn ếch nuôi, để nhặt bỏ kịp thời các con ếch bị bệnh, gầy yếu còi cọc, và tách riêng các ếch lớn hơn trong đàn, chuyển sang ô nuôi thả ếch cùng kích cỡ.

Ếch nuôi trong bè mảng giữ nổi cố định trên mặt ao

Bằng cách làm này, chỉ với gần 500m2 mặt nước ao ven bờ dùng làm lồng bè nuôi, sau 70 ngày gia đình anh Hưng đã thu hoạch được 700kg ếch thịt các loại, trọng lượng trung bình 3 - 4 con/kg. Theo thời giá hiện hành 40.000 đồng/kg ếch thương phẩm, thì gia đình anh Hưng đã được thu hoạch gần 30 triệu đồng từ chăn nuôi ếch, trừ mọi chi phí vật tư và hao hụt vẫn còn lãi thuần hơn 20 triệu đồng. Nếu 1 năm nuôi thả 4 - 5 lứa ếch như vậy, thì nguồn tăng thu nhập từ vật nuôi này có thể đạt tới 100 triệu đồng.

Hiện, gia đình anh Hưng đã nuôi thả tiếp 25.000 ếch con các loại. Dự kiến sau hơn 2 tháng sẽ cho thu hoạch, sản lượng ếch thịt sẽ đạt 700 - 800kg.

Nuôi ếch trong lồng bè trên ao có lợi thế, khi rải cám cho cho ếch ăn bị rơi lọt, và da ếch (lột da sinh lý) thải loại xuống ao trong quá trình tăng trọng… sẽ được các loại cá trong ao nhặt ăn tận dụng hết, vừa tiết kiệm thức ăn, vừa không phải vệ sinh thu dọn da ếch hàng ngày. Mặt khác, các lồng bè nuôi ếch mặt ao, còn có thể là nơi trú đông, tránh nóng cho cá nuôi ao.

Nuôi ếch trong lồng bè trên ao có nhiều lợi thế

Trong nuôi cá đặc sản, bên cạnh thả các loại cá trắm đen, trắm cỏ, chép lai, anh Hưng còn thả thêm cá trôi, cá mè theo tỷ lệ thích hợp, nhằm tận dụng hết không gian các tầng nước trong nuôi, giúp tăng thu nhập.

Tuy nhiên, khi nuôi thả các loại cá trắm đen, trắm cỏ lồng ghép với mè hoa, sẽ dễ xảy ra hiện tượng cá nuôi bị thiếu hụt ô xy. Do cá trắm đen và mè hoa có nhu cầu rất cao về hàm lượng ô xy hòa tan trong nước. Mặt khác, các chất hữu cơ thô xanh dư thừa (sau cho cá trắm cỏ ăn), khi phân hủy sẽ huy động một lượng lớn ô xy trong nước.

Để khắc phục các nhược điểm này, anh Hưng đã lưu ý người chăn nuôi cá lồng ghép theo cách làm này, phải đầu tư máy quạt nước, máy sục khí, để đảm bảo đủ hàm lượng ô xy hòa tan trong nước, và thường xuyên bổ sung mới nước mới cho ao cá.

"Với con ba ba, chu kỳ chăn nuôi khá dài, tốc độ tăng trưởng chậm (3 năm mới đạt 1,5 - 2kg/con), lâu thu hồi vốn đầu tư. Nên gia đình anh Hưng chỉ cơ cấu nuôi với số lượng nhỏ, chủ yếu để tận dụng các loại phụ phẩm động vật như, cá, ếch con thải loại… kết hợp với cám ăn công nghiệp hàng ngày. Tuy nhiên, khi xuất bán giá ba ba thương phẩm thường cao ngất ngưởng 400 - 500 nghìn đồng/kg, nguồn nuôi này coi như bỏ quên, sau vài năm bất ngờ có được “cỗ” tiền lớn", anh Hưng hài hước nói.

Hải Tiến

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang