• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đa dạng hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 14/08/2017
Ngày cập nhật: 15/8/2017

Mô hình nuôi cá nâu ở Ba Tri.

Bến Tre với 3 vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt rất phù hợp với phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Ngoài những đối tượng chủ lực của tỉnh như: tôm thẻ, tôm sú, gần đây còn xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, lươn, cá nâu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Mô hình nuôi cá nâu của Trung tâm Khuyến nông với sự hỗ trợ vốn của Dự án AMD Bến Tre. Cá nâu thịt thơm ngon, có giá bán tương đối cao và ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại Bến Tre, có thể triển khai ở những vùng dịch bệnh thường xảy ra trong nuôi tôm biển. Hiện giống cá nâu đã được sản xuất thành công và được triển khai nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu của dự án là xây dựng và hoàn thiện quy trình nuôi cá nâu thương phẩm tại 4 điểm trình diễn ở các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú với quy mô 10.500m2 mặt nước. Thời gian thực hiện 10 tháng, mật độ thả nuôi 5 con/m2 (khoảng 52.500 con giống) cỡ giống thả: 1 - 1,5cm; tỷ lệ sống: 70%. Cỡ thu hoạch bình quân 250gram/con. Mô hình hỗ trợ không hoàn lại 100% chi phí con giống và 30% chi phí thức ăn. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các lớp tập huấn. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các lớp hội thảo tổng kết mô hình... Mô hình đã cho kết quả khả quan, tỷ lệ sống 36.750 con, trọng lượng trung bình 250gram/con. Sản lượng thu hoạch 9.187kg, doanh thu gần 827 triệu đồng, lợi nhuận gần 266,5 triệu đồng.Tổng kinh phí hỗ trợ: 297,8 triệu đồng, trong đó phần đầu tư không thu hồi 254,5 triệu đồng.

Ông Châu Hữu Trị - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá: Qua triển khai mô hình, người dân được cập nhật và áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá nâu thương phẩm, tận dụng công lao động nhàn rỗi đưa vào sản xuất và sinh lời. Đặc biệt, quy trình nuôi cá nâu hạn chế sử dụng hóa chất nên nguồn nước thải ít gây ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Thành Sa - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Bình Đại cho biết, trước đây, nhiều người dân đào ao nuôi tôm trong vùng ngọt hóa, nay đa số đã chuyển sang các mô hình nuôi nước ngọt với nhiều loại đối tượng nuôi, bước đầu đã đem nhiều hiệu quả rất đáng ghi nhận, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh. Mô hình có sự phối hợp của Phòng NN&PTNT huyện với sự hỗ trợ của Dự án AMD Bến Tre. Tổng vốn đầu tư mô hình là 128 triệu đồng, trong đó vốn dự án hỗ trợ 45 triệu đồng, còn lại là vốn của người nuôi. Mô hình thực hiện tại hộ ông Lê Văn Sơn, bà Kiều Thị Xem (ấp Phú Mỹ) và hộ ông Nguyễn Công Uẫn (ấp Phú Hòa), xã Phú Vang, huyện Bình Đại; mỗi hộ nuôi trên 2.000m2 mặt nước. Số lượng giống đầu tư thả nuôi là 60 ngàn con. Sau 6 tháng triển khai thực hiện mô hình, tỷ lệ nuôi sống đạt 52%, tôm thu hoạch kích cỡ từ 23 - 30 con/kg, năng suất đạt 1,7 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch 1.040kg. Doanh thu đạt 166,4 triệu đồng, giá bán 160 ngàn đồng/kg, lợi nhuận bình quân đạt 70 triệu đồng/ha.

Mô hình không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn giải quyết được tình trạng khoan giếng nuôi tôm biển của nhiều hộ dân trước đây. Hiện các địa phương có mô hình đang tiếp tục nhân rộng ra các xã có điều kiện trên địa bàn.

Mô hình nuôi lươn đồng sinh sản theo quy trình nhân tạo, tại các xã Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam, do Phòng NN&PTNT phối hợp với Dự án AMD Bến Tre thực hiện. Có 10 hộ nông dân tham gia với 150kg giống, mỗi hộ 15kg, được nuôi trên 25m2/bể với 10 bể. Dự án đầu tư 100% giống, 30% vật tư làm bể và các hộ nuôi đối ứng 70% chi phí vật tư thiết bị và công lao động. Tổng chi phí đầu tư 132 triệu đồng, trong đó vốn dự án hỗ trợ 79 triệu đồng. Sau khi triển khai, tổng doanh thu 170 triệu đồng, lợi nhuận 37 triệu đồng sau 1 vụ nuôi. Điều rất đáng ghi nhận là sau mô hình thành công có rất nhiều hộ dân tự tham gia đầu tư và đã nhân rộng ra các xã Phước Hiệp, Minh Đức, Tân Trung, An Thới, Thành Thới A, Thành Thới B và Cẩm Sơn.

Tiến Vũ

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang