• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Phúc: Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thủy sản mùa mưa bão

Nguồn tin: Báo Vĩnh Phúc, 08/08/2017
Ngày cập nhật: 9/8/2017

Những năm gần đây, chăn nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu cho hàng vạn hộ dân. Song mỗi mùa mưa bão đến, nguy cơ tràn bờ, thất thoát lại trở thành mối lo ngại thường trực của người chăn nuôi.

Ngay sau đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 7, thị trấn Yên Lạc (Yên Lạc) đã huy động nhân lực vật lực đắp bờ bao, gia cố các điểm có nguy cơ sạt lở. Ảnh Chu Kiều

Là 1 trong những huyện có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, với diện tích đạt gần 1.400 ha, công tác đảm bảo an toàn thủy sản mùa mưa bão luôn được Yên Lạc quan tâm thực hiện. Rút kinh nghiệm từ ảnh hưởng mưa bão trong năm 2016, ngay từ đầu năm nay, Yên Lạc đã chủ động xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, nhằm ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường của thời tiết. Có mặt tại thị trấn Yên Lạc, một trong những địa phương từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 năm 2016. Với điều kiện địa hình thấp, mỗi mùa mưa bão, ao, đầm trên địa bàn thị trấn luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, tràn bờ. Được biết, đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 7 vừa qua đã làm một số điểm tại các đập Đồng Riềng, đập Thanh Niên và đập Trung có nguy cơ sạt lở. Ngay khi nắm bắt được tình hình, từ 18 -23/7, thị trấn Yên Lạc đã huy động nhân lực, vật lực đắp bờ bao. Cùng với việc theo dõi, kịp thời khắc phục sự cố, thị trấn chỉ đạo các hộ chăn nuôi tích cực tháo nước đệm, chủ động ứng phó với những đợt mưa bão có thể xảy ra trong thời gian tới.

Tân Phong là 1 trong những xã có diện tích nuôi trồng thủy sản tương đối lớn của huyện Bình Xuyên, với khoảng 34ha. Được biết, cơn bão số 3 và mưa lớn hồi tháng 8/2016 đã làm hơn 80% diện tích thủy sản của xã bị tràn bờ, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các hộ chăn nuôi. Do đó, ngay khi nước rút, trong tháng 9 -10/2016, Tân Phong đã huy động nhân lực, vật lực tiến hành gia cố các bờ bao, những điểm xung yếu. Bước sang năm 2017, UBND xã Tân Phong đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hộ dân nâng cao bờ đập, dọn dẹp các mương, cống thoát nước nhằm tăng khả năng thoát nước. Anh Nguyễn Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong khẳng định: “Nếu năm nay, mực nước dâng cao như năm 2016, diện tích thủy sản của xã sẽ không bị ảnh hưởng gì”.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương; mùa mưa bão năm 2017 sẽ phức tạp, khó lường; lũ quét, sạt lở đất có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với năm 2016.Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại thấp nhất do thời tiết gây ra đối với sản xuất thủy sản trong mùa mưa bão, thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã có văn bản đề nghị Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thành, thị chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh; các xã phường, thị trấn trên địa bàn tăng cường kiểm tra, rà soát các vùng nuôi thủy sản có nguy cơ bị ngập úng để có biện pháp bảo vệ cụ thể, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa bão, lũ lụt. Đồng thời, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ sản xuất thủy sản thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho thủy sản nuôi trong mùa mưa bão. Trong đó tập trung vào các biện pháp chủ yếu như: Thường xuyên kiểm tra lại bờ, cống, ao nuôi, các bờ ao phải đắp cao hơn mức nước cao nhất 0,5m trở lên; chủ động che chắn lưới xung quanh bờ ao hoặc những nơi xung yếu; dọn sạch cống giúp thoát nước nhanh; gia cố lại hệ thống phao nổi, dây neo, cọc cố định lồng, di rời lồng bè đến khu khuất gió; chuẩn bị các điều kiện, vật tư để dùng trong trường hợp cần thiết khi mưa lũ. Đối với những ao nuôi cá đạt kích cỡ thương phẩm nên thu hoạch sớm để đảm bảo an toàn tránh thiệt hại. Mặt khác, sau mưa bão, các chủ hộ cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp; dùng vôi xử lý nước với liều lượng 2-3kg/100m3 nước giúp ổn định pH môi trường ao nuôi, tránh cá bị sốc hoặc nhiễm bệnh; không thay nước hoặc lấy nước vào ao trong và sau thời điểm mưa lũ xảy ra; vệ sinh, dọn dẹp rác bẩn xung quanh ao và bề mặt ao và giảm lượng thức ăn hoặc không cho cá ăn vào những ngày mưa bão…

Nguyễn Hường

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang