• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho vùng nuôi tôm trọng điểm

Nguồn tin: Báo Chính phủ, 29/06/2017
Ngày cập nhật: 1/7/2017

Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) khẳng định đến nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ cho vùng nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh trọng điểm ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Theo chiến lược phát triển ngành thủy sản, định hướng nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 700.000 tấn/ năm vào năm 2020 và gần đây, tháng 2/2017, hội nghị bàn về phát triển ngành tôm được tổ chức tại Cà Mau, mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu tôm vào năm 2025 cũng đã được đặt ra.

Để đạt được mục tiêu này, cùng với các yếu tố về giống, vốn, kỹ thuật và thị trường đầu ra cho sản phẩm thì việc bảo đảm điện phục vụ vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung tại các tỉnh có tiềm năng như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

EVNSPC cho biết đến thời điểm này, đơn vị đã đầu tư 876 tỷ đồng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện để bảo đảm cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp.

Đáng chú ý là các dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện thuộc dự án DPL3 vay vốn World Bank thực hiện trong năm 2015 và hoàn tất đưa vào sử dụng quý I/2016 với tổng giá trị thực hiện là 597 tỷ đồng; các công trình thực hiện bằng nguồn vốn tự có và ứng của địa phương với tổng giá trị đầu tư là 279 tỷ đồng.

Theo khảo sát của EVNSPC, nhu cầu về vốn trong việc đầu tư, cải tạo và phát triển lưới điện trung, hạ thế phục vụ vùng nuôi tôm công nghiệp các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 ước khoảng gần 1.495 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2017, EVNSPC dự kiến đầu tư trên 300 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có cấp điện phục vụ nuôi tôm, trong đó ưu tiên các khu vực cấp bách, có tiềm năng phát triển mạnh vùng ven biển thuộc ĐBSCL

Ngoài ra, EVNSPC đã tập trung huy động các nguồn vốn vay ODA thông qua dự án phân phối hiệu quả 2 (DEP2), thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 với tổng vốn đầu tư khoảng 1.136 tỷ đồng, cải tạo và phát triển 979 km đường dây trung hạ thế và 133 MVA dung lượng trạm biến áp.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Phước Đức, Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết với việc triển khai các dự án, công trình lưới điện, tình hình cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các tỉnh phía nam đã cơ bản được đáp ứng.

Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm

Nhằm giúp đỡ bà con vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, trong thời gian qua các Công ty Điện lực Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang… đã tăng cường tuyên truyền kết hợp hướng dẫn bà con nông dân cách thức sử dụng thiết bị điện và áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo mô hình mới tiết kiệm điện.

Cụ thể, đối với mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa, ngành điện đã hướng dẫn bà con áp dụng quy trình kỹ thuật không thay nước, gia cố bờ bao chắc chắn, có sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế việc bơm nước và thay nước để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng.

Về các giải pháp kỹ thuật tại nhiều vùng chuyên canh nuôi tôm, ngành Điện đã vận động các hộ nuôi áp dụng biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất như lắp đặt tụ bù điện tại các motor chạy quạt; sử dụng ổ trục và con lăn tiết kiệm điện cho hệ thống quạt tạo ôxy; lắp đặt biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ; sử dụng đèn compact, đèn LED tiết kiệm điện trong chiếu sáng...

Ngoài những giải pháp kỹ thuật này, đáng chú ý trong năm 2017 EVNSPC đang tiếp tục triển khai thực hiện đề án "Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm".

Theo đề án, các hộ nuôi tôm đăng ký thực hiện mô hình tiết kiệm điện sẽ được hỗ trợ các gối đỡ con lăn tiết kiệm điện cho hệ thống quạt tạo ôxy, được tư vấn và hỗ trợ trong việc chuyển đổi các thiết bị điện dùng trong nuôi tôm sang thiết bị tiết kiệm điện.

Trước mắt, EVNSPC đang khẩn trương thống kê quy mô nuôi tôm và tình hình sử dụng điện của từng loại hình nuôi tôm để biên soạn cẩm nang hướng dẫn tiết kiệm điện phát tận tay bà con nông dân.

EVNSPC cũng đề nghị chính quyền các địa phương vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung có quy hoạch tổng thể vùng nuôi tôm, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân nuôi tôm đúng quy hoạch đề ra; hỗ trợ ngành điện trong giải phóng mặt bằng thi công xây dựng hệ thống lưới điện nhằm phục vụ nhu cầu về điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp.

Toàn Thắng

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang