• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bấp bênh như con cá tra…

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 05/02/2017
Ngày cập nhật: 7/2/2017

Giá cá tra tăng từ 500 - 800 đồng/kg so với hồi cuối tháng 12-2016, hiện cá tra thịt trắng có giá 21.000 - 22.000 đồng/kg. Đây là thông tin phấn khởi cho người nuôi, nhưng trên thực tế không có nhiều người hưởng lợi, bởi diện tích nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm mạnh, trong đó tại Đồng Tháp khoảng 40% diện tích ao nuôi bỏ trống, tại Trà Vinh có gần 50% diện tích... Có rất nhiều nguyên nhân khiến người nuôi cũng như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đứng trước nhiều rủi ro, bấp bênh...

Công nhân chế biến cá tra tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ.

Tại các vùng nuôi cá tra nguyên liệu xuất khẩu ở ĐBSCL, rất nhiều ao nuôi đã bị nông dân bỏ không hoặc đã chuyển qua nuôi loại thủy sản khác. Diện tích thả nuôi giảm mạnh, khiến giá cá tra giống giảm chỉ còn trên dưới 40.000 đồng/kg nhưng vẫn khó bán… Đến cuối tháng 12-2016, giá cá tra nguyên liệu mới bắt đầu tăng, người nuôi có thể lãi trên dưới 2.000 đồng/kg, nhưng lại rơi vào thấp điểm thu hoạch, nên số hộ kiếm lãi trên con cá tra không phải đại đa số.

Liên tục những năm qua, người nuôi cá tra đều thua lỗ nên chẳng ai còn mặn mà thả nuôi trở lại, số hộ nuôi cá tra lần lượt bỏ nghề, chuyển qua nuôi các loại cá tiêu thụ nội địa ngày càng tăng dần. Theo một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nhận định, nếu nông dân tiếp tục bỏ nghề hàng loạt, dù doanh nghiệp đã đầu tư vùng nuôi riêng nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cân đối đủ nguồn hàng để sản xuất chế biến. Ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), cho biết: Caseamex là đơn vị sản xuất chế biến thủy sản được xếp vào doanh nghiệp mạnh trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của cả nước. Hiện nay các sản phẩm của Caseamex chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, trong đó thị trường châu Âu và châu Mỹ chiếm tỷ trọng lớn, còn lại là châu Á và Trung Đông. "Tuy nhiên, năm 2017 tình hình sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi cá tra và tôm những năm qua bị lỗ, ngân hàng hạn chế hoặc không tiếp tục cho người nuôi vay vốn sản xuất, hàng loạt ao nuôi bị bỏ trống. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng cùng chung cảnh ngộ, đều bị ngân hàng hạn chế cho vay vốn sản xuất kinh doanh..." – ông Đức cho biết. Nhưng trên thực tế, nhu cầu thị trường tiêu thụ cá tra của các nước nhập khẩu hiện không phải cao lắm, nếu ngân hàng "mở cửa" tín dụng cho người nuôi cá tra cũng như doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tăng sản lượng mà không được kiểm soát chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng "cung" vượt "cầu".

Theo thống kê của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, những năm qua nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vùng nguyên liệu riêng, ước chiếm khoảng 80% tổng diện tích nuôi cá tra. Tuy nhiên, con số "tròn trịa" này không thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thường xuyên của các nhà máy chế biến thủy sản. Bởi thực tế, không phải lúc nào nhà máy cũng chế biến hết lượng cá đến lứa thu hoạch, hoặc có lúc cần tăng sản lượng để đáp ứng các đơn hàng thì phải tìm mua bên ngoài, nhưng lại không tìm đủ nguyên liệu để chế biến.

Người nuôi cá tra như đã nói nếu không đủ vốn thì đành "bó tay", vì hầu hết ngân hàng đều đóng cửa đối với tín dụng dành cho con cá tra bởi một bề dày lịch sử "rủi ro nhiều hơn may mắn". Trước tình thế như vậy họ buộc phải "treo" ao, vậy để cải tạo nuôi con gì hay trồng cây gì mang lại hiệu quả lại là bài toán nan giải. Theo ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Caseamex, phân tích: 1 ha mặt nước nuôi cá tra cần số vốn khoảng 2,4 tỉ đồng cho mỗi vụ nuôi, không có vốn buộc phải "treo" ao. Còn muốn cải tạo san lấp 1 ha đất mặt nước để sản xuất nông nghiệp hay trồng lúa cần không dưới 2 tỉ đồng. Số vốn đầu tư cải tạo lớn như thế nông dân không thể xoay xở. Trong khi nông dân muốn bán các ao nuôi vào thời điểm này cũng chẳng ai muốn mua.

An Khánh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang