• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý chặt nguyên liệu hải sản nhập khẩu

Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 02/12/2017
Ngày cập nhật: 4/12/2017

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị các cơ quan quản lý những giải pháp tháo gỡ nút thắt trong quy định IUU về khai thác bất hợp pháp.

Hiện nay, mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy hải sản để chế biến xuất khẩu. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu sẽ là 2 tỷ USD.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu nhập khẩu này không vi phạm quy định IUU về khai thác bất hợp pháp, VASEP đề nghị Nhà nước quan tâm hơn đến tình trạng có không ít doanh nghiệp tạm nhập tái xuất hay nhập khẩu để tiêu thụ nội địa nhưng không quan tâm đến quy định của IUU, bất chấp nguồn gốc nguyên liệu có hợp pháp hay không.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc EU xem xét thái độ của Việt Nam chưa tích cực trong hợp tác về IUU. Với những tàu nước ngoài vi phạm IUU cập cảng, nếu cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện buộc tái xuất thì cũng bị xử phạt và thông báo cho EU biết, thể hiện sự hợp tác toàn diện IUU quốc tế.

Để quản lý chặt IUU đầu vào và đầu ra nguồn nguyên liệu thủy sản nhập khẩu phục vụ chế biến xuất khẩu, Việt Nam cần tham gia đầy đủ các tổ chức của khu vực và thế giới liên quan về IUU, cũng như ký kết hiệp định với các quốc gia có cảng cá, giúp cung cấp thông tin về nguồn nguyên liệu hải sản khai thác tại các nước có hợp pháp hay không.

Nhà nước tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, thay vì đặt thêm nhiều quy định tạo thêm khó khăn. Với doanh nghiệp chưa thể nộp C/C (nguồn gốc xuất xứ) trong hồ sơ kiểm dịch động vật thủy sản do phải chờ thủ tục từ nhà xuất khẩu của nước xuất bán, thì cần có thêm thời gian.

Cần điều chỉnh thời hạn giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế, thay vì chỉ có 2 tháng như hiện nay, vì không phải doanh nghiệp nào nhập khẩu nguyên liệu về cũng chế biến ngay mà vẫn có tình trạng để vào kho dự trữ chờ đơn hàng. Ngoài ra, đề nghị Cục Thú y xây dựng sổ tay hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu thủy sản để chế biến xuất khẩu sang EU...

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang