• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nước đã tới chân

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 31/10/2017
Ngày cập nhật: 2/11/2017

Chỉ còn 2 tháng nữa (đầu năm 2018) Mỹ sẽ tăng cường giám sát khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy sản nhập khẩu vào nước này. Theo đó, những sản phẩm hải sản muốn nhập vào Mỹ phải bảo đảm được khai thác hợp pháp và khai báo đầy đủ các thông tin; những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng sẽ bị từ chối nhập vào thị trường Mỹ.

Trước hết, cần nhìn nhận sự kiện này vừa thêm một thử thách vừa là cơ hội sau vụ Liên minh châu Âu (EU) “rút thẻ vàng” đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Bởi ai cũng biết Mỹ và EU là 2 thị trường nhập khẩu hải sản tiềm năng nhất của Việt Nam. Riêng EU, Việt Nam đứng thứ 2 về DN được cấp code vào thị trường này. Còn thị trường Mỹ, dù còn nhiều rào cản và những quy định khắc khe nhưng vẫn là “miền đất hứa” cho thủy hải sản Việt Nam, bởi giá xuất khẩu vào thị trường này luôn đứng ở hàng top.

Trước những bất lợi từ phía các thị trường xuất khẩu hải sản tiềm năng, hiện nay nhiều DN chế biến xuất khẩu hải sản “đứng ngồi không yên”, bởi bản thân DN khó có thể đáp ứng được yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc hải sản nếu không có sự hợp tác giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Trong khi đó, nghề cá nước ta cho đến nay vẫn là nghề sản xuất nhỏ, tàu thuyền đa số đơn sơ; trình độ hiểu biết và ý thức của ngư dân còn nhiều hạn chế; công tác quản lý còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng tầm, dẫn đến Nhà nước khó kiểm soát hết hoạt động của tàu cá trên biển.

Còn nhớ, cách đây gần 10 năm khi EU mới bắt đầu áp dụng Quy định IUU (truy xuất nguồn gốc hải sản nhập khẩu) nhiều DN cũng gặp khó trong việc vận động bà con ngư dân thực hiện các báo cáo chi tiết về ngư trường khai thác, thu hoạch… Giờ đây, trong khi nhiều tàu cá đã quen dần với việc truy xuất nguồn gốc thủy sản thì xuất hiện một số ngư dân khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài khiến cho các nước nhập khẩu, trên quan điểm bảo vệ ngư trường, tỏ ra hết sức e ngại. Đó cũng là lý do vì sao EU quyết định “tuýt còi” đối với hải sản nhập từ Việt Nam.

Trước thực trạng đó, để việc truy xuất nguồn gốc hải sản xuất khẩu không còn là thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu hải sản của Việt Nam, trước hết Việt Nam cần tổ chức lại hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Làm thế nào để toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm hải sản phải là một chuỗi khép kín. Muốn thế, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các khâu theo một hệ thống quản lý hiện đại. Kế đến là áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý tàu cá hoạt động trên biển.

Hiện nay, nhiều nước đã áp dụng hệ thống quản lý điện tử, khi tàu cá ra khơi thì bất cứ lúc nào cơ quan quản lý cũng có thể biết chính xác tàu đang ở tọa độ nào, có thuộc lãnh hải quốc gia hay không. Việc tổ chức đánh bắt theo ngư trường và mùa vụ cũng là vấn đề cấp thiết nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản, không để ngư dân lấy lý do “biển đói” mà cho tàu khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài. Cuối cùng, cần đẩy mạnh tuyên truyền và có biện pháp chế tài, xử phạt nghiêm các cá nhân, DN vi phạm quy định truy xuất nguồn gốc thủy hải sản, kể cả đánh bắt và nuôi trồng. Bên cạnh đó, cần có quy chế xử phạt nghiêm, kết hợp định giá thu mua hải sản theo hướng khuyến khích đối với những lô hàng có nguồn gốc rõ ràng. Những việc làm đó nhằm nâng cao ý thức của ngư dân và DN trong việc bảo vệ và giữ vững uy tín, thương hiệu hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

LAM PHƯƠNG

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang