• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu cá tra, tăng trưởng ở các thị trường tiềm năng

Nguồn tin: Báo An Giang, 25/01/2017
Ngày cập nhật: 27/1/2017

Năm 2016, lĩnh vực xuất khẩu cá tra đã giữ vững thị trường truyền thống, tăng trưởng mạnh ở thị trường tiềm năng, tiếp tục đưa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng toàn thế giới.

Kết thúc năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt trên 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. Ngoài sản phẩm chính (file), thị trường thế giới còn tiêu thụ mạnh các loại sản phẩm khác như file còn da cắt miếng; cá tra nguyên con xẻ bướm, cắt khúc và những sản phẩm mang tính giá trị gia tăng. Sản phẩm xuất khẩu sang các nước rất đa dạng, phong phú, phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng. Chính nhờ đó, lượng cá quá lứa của doanh nghiệp (DN) lẫn nông dân (ND) trong năm được giải quyết cơ bản. Năm 2016, Việt Nam đã xuất trên 700 ngàn tấn cá tra các loại, đi 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng An Giang, các DN trong tỉnh đã xuất trên 120 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 220 triệu USD (giá xuất bình quân 1.808 USD/tấn).

Ảnh: T.H

Năm 2016, các DN xuất khẩu cá tra chứng kiến một cuộc bứt phá ngoạn mục về sự tăng trưởng thị phần ở 4 thị trường nhập khẩu lớn nhất là: Mỹ, Trung Quốc- Hồng Kông, EU, Asean và các quốc gia khác. Nếu những năm trước đây, Mỹ là thị trường tiêu thụ cá tra số 1, kế đến là EU; Asean và Mexico, Trung Quốc - Hồng Kông thì nay, thị trường Trung Quốc - Hồng Kông vươn lên dẫn đầu.

Đối với thị trường EU, đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của cá tra Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhập khẩu cá tra vào thị trường này bị chững lại. Nguyên nhân do nền kinh tế chung của cộng đồng EU chưa thoát khỏi khủng hoảng thật sự, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt hầu bao. Sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh Châu u (Brexit) cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức tiêu thụ cá tra. Ngoài ra, ở thị trường EU, cá tra phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm cá thịt trắng, như: Cá Cod, cá minh thái Alaska, cá Hake. Thời điểm trước năm 2008, xuất khẩu cá tra vào EU tăng trưởng mỗi năm 133,2%, riêng năm 2008, xuất khẩu vào thị trường này đến 581 triệu USD (tăng 388%/năm). Nay, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường EU đã giảm rất nhiều. Ngoài những nguyên nhân trên, sự sụt giảm ở thị trường này còn do những yếu kém trong nội tại ngành cá tra mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đó là tình trạng bán phá giá lẫn nhau giữa các DN trong ngành hàng; tình trạng làm hàng kém chất lượng để gian lận thương mại.

Chế biến cá tra file

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hiện ở thị trường Trung Quốc - Hồng Kông, bình quân mỗi tháng, các nhà nhập khẩu nhập từ 40 - 50 triệu USD. Thị phần tăng từ 9,9% (2015) lên gần 20% trong năm 2016. Trước đây, thị trường này được xem là thị trường tiềm năng, nay đã trở thành thị trường có mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường khác. Nhiều người cho rằng, đây chính là cơ hội lớn cho ngành cá tra Việt Nam. “Nhu cầu mua hàng của thị trường Trung Quốc là có thật. Sản phẩm bán cho thị trường này rất đa dạng, từ cá nguyên con xẻ bướm, cắt khúc đến file còn da. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt, trả ngay. Đây là cơ hội cho ngành cá tra Việt Nam bởi thị trường này có dân số trên 1,3 tỷ người” - ông Minh thông tin thêm.

Năm qua, chính nhờ thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng mạnh (chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu cá tra ra thế giới), đã góp phần tích cực trong tiêu thụ cá quá lứa của nông dân. Nhiều doanh nghiệp có vùng nuôi lớn, có lượng cá quá lứa nhiều cũng đã tìm cách bán cá vào Trung Quốc để giải phóng lượng cá tồn ở vùng nuôi lẫn kho chứa của nhà máy. “Theo dõi nhiều năm qua tôi thấy, thị trường Trung Quốc mua cá số lượng rất lớn, chất lượng đòi hỏi không quá cao như các thị trường khác. Nếu DN tận dụng, khai thác có hiệu quả lợi thế từ thị trường này sẽ góp phần giải quyết vấn đề tiêu thụ con cá tra trước mắt và lâu dài…” - ông Nguyễn Văn Lãm (xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân) chia sẻ.

“Muốn ngành cá phát triển mang tính ổn định và bền vững, ngoài phát huy vai trò của hiệp hội, sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, thì cần đẩy mạnh tái cấu trúc ngành theo hướng quy hoạch lại nhà máy chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu. Người làm nghề cá cần đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình HTX kiểu mới để tránh tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh trong chính nội bộ ngành…” - ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA, kiến nghị”.

MINH HIỂN

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang