• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng

Nguồn tin: Báo An Giang, 25/05/2017
Ngày cập nhật: 26/5/2017

“Các hiệp hội (HH) hiện nay chưa thực sự mạnh bởi Nhà nước chưa mạnh dạn giao cho các HH đủ thẩm quyền, điều kiện để làm hết chức trách là một tổ chức nghề nghiệp. Trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra tranh chấp thì HH cũng chưa đủ khả năng, tư cách để giải quyết. HH vẫn chưa đại diện cho tiếng nói của cộng đồng…”- ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, chia sẻ.

Từ đáp ứng lợi ích…

Nâng cao vai trò của HH ngành hàng là nhu cầu bức thiết hiện nay. Bởi HH có đủ mạnh thì mới làm tốt vai trò là người đại diện cho hội viên, cộng đồng đang kinh doanh chung một ngành hàng, đáp ứng được quyền và lợi ích chính đáng của hội viên. “Chúng tôi là hội viên của HH Cá tra Việt Nam lẫn HH Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang (AFA). Thời gian qua, khi ngành cá tra gặp khủng hoảng thừa, giá bán dưới giá thành sản xuất, hàng loạt hộ nuôi bị phá sản. Trong bối cảnh đó, những người làm chung ngành hàng này mong muốn HH đứng ra tổ chức lại sản xuất, chấn chỉnh cách làm của các doanh nghiệp lẫn người nuôi tự phát để vực dậy ngành cá tra nhưng cả HH Cá tra Việt Nam lẫn AFA vẫn chưa làm được việc đó…”- ông Lý Công Tâm, Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá xã Hòa Lạc (Phú Tân), bức xúc.

Dẫn chứng những việc làm nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của hội viên, ông Tâm cho biết, năm 2002, người nuôi cá tra ở ĐBSCL “lãi khủng”. Bình quân, người nuôi lãi ít nhất 3.000 đồng/kg. Thời điểm đó, mỗi năm ngư dân toàn vùng ĐBSCL nuôi khoảng 600 ngàn tấn cá nguyên liệu. Do lãi nhiều, ngành hàng này đã gây được sự chú ý của nhiều thành phần trong xã hội, từ người bán vàng, bán vật liệu xây dựng hoặc đang kinh doanh những ngành nghề khác cũng “nhảy vào” nuôi cá tra. Từ sản lượng 600 ngàn tấn nguyên liệu mỗi năm (thời điểm năm 2002) đến năm 2007, sản lượng cá tra toàn vùng ĐBSCL tăng lên gấp đôi, đạt 1,2 triệu tấn/năm. Cung - cầu bị lệch pha và hậu quả là hàng loạt ngư dân thua lỗ dẫn đến phá sản. “Lẽ ra, khi dự báo được tình hình sản lượng cá tra tăng đột biến dẫn đến cung vượt cầu, HH Cá tra Việt Nam và AFA phải có biện pháp ngăn chặn việc thả nuôi mang tính tự phát để tình hình sản xuất được tốt hơn, đằng này HH nói không ai nghe, không có đủ thẩm quyền để thực hiện biện pháp chế tài, vì vậy mạnh ai nấy nuôi dẫn đến khủng hoảng. Qua sự việc này cho thấy, HH vẫn chưa thực sự là người đại diện cho lợi ích của hội viên và cộng đồng những người nuôi cá tra…”- ông Nguyễn Hữu Lợi, ngư dân xã Đa Phước (An Phú), bức xúc.

… Đến hành lang pháp lý

Trong hơn 20 năm phát triển của ngành hàng cá tra, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất sản phẩm file đi 138 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi năm, ngành hàng này mang về cho đất nước khoảng 1,76 triệu USD. Tuy nhiên, do tình trạng làm ăn “lộn xộn” như tăng trọng quá mức cho phép, bán phá giá lẫn nhau trên thị trường thế giới đã dẫn đến ngành hàng này chưa phát triển ổn định, bền vững. “Khi HH phát hiện doanh nghiệp nào đó bán phá giá trên thị trường, làm không đúng với điều lệ của hội, HH Cá tra Việt Nam hoặc AFA có đủ thẩm quyền xử phạt bằng nhiều hình thức khác nhau, đằng này chẳng phạt được ai, nói chẳng ai nghe vì vậy tình hình không có chuyển biến tích cực…”- ông Trần Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội cá giống xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu), bức xúc.

Thực tế cho thấy, chỉ 1 sản phẩm cá tra mà có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước tham gia. Từ Trung ương đến địa phương, ai cũng muốn dành quyền kiểm soát. Thay vì việc này giao cho HH Cá tra Việt Nam. Lúc đó, Nhà nước chỉ tạo ra hành lang pháp lý để giúp HH quản lý tốt hơn thì đằng này các cơ quan chức năng của các bộ, ngành chia nhau để kiểm soát. “Trong việc quản lý ngành hàng cá tra hiện nay, nếu không khéo, Nhà nước lại rơi vào lúng túng, “buông cái cần nắm và nắm cái cần buông”. Trước khi xuất sản phẩm file ra nước ngoài, mỗi lô hàng đều được nhân viên cơ quan kiểm soát chất lượng nông-lâm-thủy sản vùng kiểm tra. Thế nhưng, khi lô hàng đó có nhiễm kháng sinh hoặc các chất cấm, khách hàng nhập khẩu trả lại hàng cho doanh nghiệp thì về mặt quản lý Nhà nước chẳng ai chịu trách nhiệm. Đây là một bất cập cần phải chấn chỉnh”- bà Trần Thị Lệ, ngư dân TP. Long Xuyên, bức xúc.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần mạnh dạn “trao quyền” cho các HH ngành hàng, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để giúp các hiệp hội ngành hàng quản lý tốt hơn, có vậy các ngành nghề trong tỉnh, trong vùng mới có thể hội nhập thành công.

“Muốn HH ngành hàng mạnh lên thì nội bộ phải thống nhất từ ý chí đến hành động. Mỗi hội viên có trách nhiệm xây dựng hội mình ngày càng mạnh lên, chứ không phải vào đây để đòi hỏi quyền lợi. Phải làm ăn với nhau một cách chân thật vì lợi ích cộng đồng và nghề nghiệp, chứ vào đây để lừa dối lẫn nhau sẽ dẫn đến tình trạng “tự mình hại mình” - ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, khẳng định.

Minh Hiển

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang