• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiện đại hóa công nghệ cấp đông hải sản

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 11/05/2017
Ngày cập nhật: 12/5/2017

Nhận được tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển, các cơ sở đông lạnh hải sản đã đầu tư trang thiết bị cấp đông hiện đại với những tính năng vượt trội.

Công nghệ cấp đông hải sản góp phần tăng hiệu quả khai thác thủy sản. (Ảnh: Thu mua cá tại Cảng Thuận An)

Đến cơ sở đông lạnh hải sản Chính Thủy (đóng ở Cảng cá Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế), các thiết bị cấp đông, máy nước đá đã hoạt động trở lại. Bình quân mỗi ngày, cơ sở này nhập hàng tấn hải sản các loại, ngày “cao điểm” có thể đến cả chục tấn.

Ông Trương Văn Chính, chủ cơ sở đông lạnh hải sản Chính Thủy cho biết, từ khi xảy ra sự cố môi trường biển, cơ sở của ông gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm xảy ra cá chết, cơ sở thu mua, đông lạnh 150 tấn cá, giá từ 10-15 ngàn đồng/kg. Lượng hải sản được cơ sở thu mua tổng trị giá gần 2 tỷ đồng, trong đó, tiền vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng. Hải sản không tiêu thụ được phải tốn chi phí đông lạnh, tiền điện, nhân công bảo quản… mỗi tháng trên dưới 20 triệu đồng.

Ông Chính tỏ ra hài lòng khi nhận được kinh phí bồi thường thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. So với mức thiệt hại thì số kinh phí này vẫn chưa bù đắp hết, nhưng cũng phần nào giúp cho cơ sở vượt qua khó khăn trước mắt, có điều kiện tái đầu tư thu mua hải sản cho bà con ngư dân. Ngay sau khi nhận được kinh phí bồi thường, ông Chính đã không ngần ngại đầu tư 1,2 tỷ đồng mua sắm công nghệ ướp đông hiện đại hơn.

Cơ sở Chính Thủy vừa nâng cấp công nghệ sản xuất nước đá

Lâu nay, cơ sở đông lạnh Chính Thủy chỉ áp dụng công nghệ cấp đông “một cấp”, phải hoạt động từ 10 giờ đến 12 giờ đồng hồ mới đông nên chất lượng hải sản hạn chế. Còn công nghệ mới hiện đại “3 cấp” chỉ chạy trong vòng 8 giờ đồng hồ nên chất lượng hải sản tốt hơn, lại hạn chế chi phí nhiên liệu.

Trước đây, chạy bằng máy “một cấp”, công suất đông lạnh chỉ 6 tấn hải sản/ngày, trong khi đó công nghệ mới có công suất đến 17 tấn nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện tại cơ sở đông lạnh Chính Thủy có 4 máy ướp đông với tổng công suất 27 tấn/ngày.

Ngoài công nghệ ướp đông, cơ sở Chính Thủy còn đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm, thay mới các thiết bị sản xuất nước đá phục vụ ướp hải sản cho tàu đánh bắt xa bờ. Dây chuyền sản xuất cũ trước đây, mỗi ngày chỉ sản xuất 150 viên đá thì nay đã tăng lên gấp đôi. Chỉ riêng cơ sở này đáp ứng nhu cầu về đá ướp hải sản cho khoảng 30% số tàu xa bờ trên địa bàn tỉnh. Mới đây, cơ sở Chính Thủy còn đầu tư thêm 2 xe vận chuyển nước đá và hải sản với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng.

Ông Trần Văn Châu, chủ cơ sở Tám Thế ở Thuận An cho hay, thời điểm thu mua hải sản, cơ sở đầu tư 6 tỷ đồng thu mua khoảng 300 tấn hải sản và đều bị tồn kho, gây thiệt hại nặng. Hải sản không tiêu thụ được đã đành, mỗi tháng cơ sở phải chi 50 triệu đồng tiền điện, nhân công phục vụ đông lạnh, bảo quản. Sau khi nhận được tiền bồi thường khoảng 2 tỷ đồng, cơ sở này đầu tư hết vào việc mua sắm, thay mới công nghệ cấp đông hiện đại, công suất cao hơn.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin, trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở đông lạnh hải sản vừa và lớn. Thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển, các cơ sở này bị tồn kho gần 500 tấn hải sản. Bình quân mỗi cơ sở được bồi thường thiệt hại từ vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng. Mới đây, trong chuyến thị sát, nắm tình hình hoạt động sau một năm xảy ra sự cố môi trường biển, Chi cục Thủy sản ghi nhận, hầu hết các cơ sở thu hải sản sau khi nhận được tiền bồi thường đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, như hầm cấp đông và kho lạnh cỡ lớn, thay đổi công nghệ ướp lạnh hiện đại, trang thiết bị sản xuất nước đá… Đây là điều đáng mừng trong điều kiện hoạt động đánh bắt xa bờ ngày càng phát triển.

Hoàng Triều

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang