• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiểm tra các lô hàng cá da trơn xuất khẩu vào Mỹ

Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 19/04/2017
Ngày cập nhật: 20/4/2017

Bộ NN&PTNT vừa có Quyết định số 1456/QĐ-BNN-QLCL về việc kiểm tra, chứng nhận ATTP với các lô hàng cá bộ Siluriformes (cá da trơn) xuất khẩu vào Mỹ.

Theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ áp dụng chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) đối với từng lô hàng cá thuộc bộ Siluriformes xuất khẩu vào Mỹ, thời gian áp dụng từ ngày 17/4 đến hết ngày 31/8/2017.

Theo Bộ NN&PTNT, chỉ những lô hàng cá bộ Siluriformes sản xuất tại các cơ sở có tên trong danh sách các cơ sở được phép chế biến, xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Mỹ và có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận ATTP để xuất khẩu vào thị trường này.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gồm: Salmonella, Malachite Green/Leuco Malachite Green, Enrofloxacine/Ciprofloxacine, Crystal Violet/Leuco Crystal Violet và Nitrofurazone (SEM).

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu tạm ngừng kiểm tra, chứng nhận ATTP đối với các lô hàng cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Mỹ của cơ sở có lô hàng bị cơ quan thẩm quyền của Mỹ cảnh báo không đạt yêu cầu về chất lượng và ATTP. Việc tạm ngừng sẽ được kéo dài cho tới khi cơ sở hoàn thành điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp và được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) thẩm tra đạt yêu cầu.

Từ 1/9/2017, cá da trơn và cá tra được chính quyền Mỹ chính thức công nhận như là một loài cá da trơn, dù sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu sẽ phải chịu sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tới thời điểm 1/9/2017, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chịu trách nhiệm bảo đảm cá tra nhập khẩu đáp ứng tất cả các tiêu chí về ATTP. Theo đó, thanh tra của USDA sẽ kiểm tra tất cả các khâu của chuỗi sản xuất ở Việt Nam, từ khi ương trứng cho đến sản phẩm đóng gói cuối cùng.

Đỗ Hương

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang