• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu tôm giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm 2017

Nguồn tin: Vasep, 12/04/2017
Ngày cập nhật: 13/4/2017

Sau khi phục hồi trong năm 2016, XK tôm của Việt Nam khởi đầu năm 2017 với đà đi xuống. Giá trị XK trong tháng 1/2017 đạt 198,7 triệu USD; giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sang tháng 2/2017, giá trị XK tôm tăng 18,7% so với tháng 2/2016. Mặc dù tăng trong tháng 2, nhưng tổng giá trị XK tôm 2 tháng đầu năm nay đạt gần 378 triệu USD; giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2016.

XK tôm giảm trong bối cảnh rào cản kỹ thuật từ các thị trường NK tăng, nhu cầu tôm thế giới đầu năm giảm do tồn kho còn cao. Bên cạnh đó, hiện mới là đầu vụ tôm ở Việt Nam nên nguồn cung tôm nguyên liệu hạn chế, giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, khiến các nhà máy thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất.

So với tháng 2/2016, tỷ trọng XK tôm chân trắng tăng (chiếm 63% tổng XK tôm) trong khi tỷ trọng XK tôm sú giảm (28%), tỷ trọng tôm biển tăng (9%). Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (HS 03) XK đạt giá trị cao nhất 129,3 triệu USD; tôm chân trắng chế biến (HS 16) đứng thứ hai với 109,1 triệu USD.

Giá trị XK tôm chân trắng tăng 12% trong khi giá trị tôm sú giảm 22% so với cùng kỳ năm 2016. Trong tổng các sản phẩm tôm XK, giá trị tôm sú chế biến khác (HS 16) giảm mạnh nhất 41%; giá trị tôm chân trắng chế biến (HS 16) tăng 14%; XK tôm loại khác chế biến, đóng hộp tăng rất mạnh 156% so với cùng kỳ năm trước.

Top 10 thị trường chính bao gồm Nhật Bản, EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ, chiếm 95,4% tổng XK tôm Việt Nam.

Tháng 2/2017, giá trị XK tôm Việt Nam sang Mỹ, Trung Quốc giảm, lần lượt 25% và 8,6%. Ngược lại Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Canada là các thị trường nổi bật với mức tăng trưởng tốt. Trong đó, XK sang Nhật Bản tăng trưởng tốt nhất 33,6%, Hàn Quốc (+18,8%); EU (+16,2%); Canada (+16,6%).

Hai tháng đầu năm 2017, Nhật Bản vươn lên giữ vị trí dẫn đầu về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21,4%. EU đứng thứ hai với 19,5%. Mỹ tụt xuống vị trí thứ 3, chỉ chiếm 18,6% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường.

EU và Nhật Bản

Hai tháng đầu năm 2017, EU và Nhật Bản là 2 thị trường có dấu hiệu phục hồi tích cực trong NK tôm từ Việt Nam.

XK tôm sang Nhật Bản bắt đầu phục hồi từ tháng 8/2016 và tăng trưởng liên tục đến tháng 2 năm nay. Nếu như cả năm 2016, XK tôm sang Nhật Bản chỉ tăng 2,7% thì 2 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tăng trưởng đạt 33,6% (tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong top các thị trường NK tôm của Việt Nam) với giá trị XK 81 triệu USD.

Với lợi thế giá cạnh tranh và các chương trình thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản, XK tôm sang thị trường này sẽ còn tiếp tục tăng.

Trong năm 2016, sau khi trồi sụt trong nửa đầu năm, XK tôm sang EU duy trì mức tăng trưởng trong tất cả các tháng của nửa cuối năm. Tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2016, XK tôm sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay tăng 16,2% đạt 73,7 triệu USD.

Trong 3 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối, XK sang Anh và Hà Lan tăng trưởng lần lượt 4,3% và 127,1% trong khi XK sang Đức giảm 11,5%.

Mặc dù không tăng mạnh, XK tôm sang EU trong các tháng tới dự báo tiếp tục tăng trên 10%.

Mỹ

Năm 2016, XK tôm sang Mỹ tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm. XK bắt đầu có xu hướng giảm trong quý cuối cùng của năm. Hai tháng đầu năm 2017, XK tôm sang thị trường này đạt 36,4 triệu USD; giảm 27,3% so với tháng 1/2016 và giảm 22,4% so với tháng 12/2016.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết tôm NK vào Mỹ sẽ tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG) trên thị trường Mỹ. Đây là kết luận của DOC trong đợt xem xét hoàng hôn 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh NK từ các nhà cung cấp Việt Nam.

XK tôm Việt Nam khởi đầu năm 2017 đã gặp phải nhiều khó khăn như thông tin chính phủ Australia cấm NK các mặt hàng tôm chưa nấu chín từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, do liên quan đến dịch bệnh virút đốm trắng ở tôm nuôi của nước này. Hàng loạt lô tôm của các DN XK đã không được NK vào thị trường nước này.

Sau Australia, đến lượt Hàn Quốc thông báo sẽ kiểm dịch với các lô hàng thủy sản XK vào nước này, trong đó có mặt hàng tôm mà VN đang là nhà cung cấp lớn nhất. Theo quy định kiểm dịch mới. Hàn Quốc bổ sung thêm các đối tượng kiểm dịch gồm tôm ướp lạnh hoặc đông lạnh (trừ tôm đã qua xử lý nhiệt, tôm bỏ đầu và bỏ vỏ, tôm sushi hoặc tôm đã được bao bột/ tẩm ướp gia vị.

Sau khi sụt giảm đầu năm, nhu cầu NK tôm từ các thị trường sẽ nhích dần lên. Với đà tăng trưởng NK từ Nhật Bản, EU, Hàn Quốc; XK tôm Việt Nam trong tháng 3/2017 dự kiến tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016.

Kim Thu

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang