• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: “Bí quyết” làm nên thương hiệu khô cá lóc Thoại Sơn

Nguồn tin: Báo An Giang, 06/04/2017
Ngày cập nhật: 8/4/2017

Sử dụng nguồn nguyên liệu cá tươi, ướp gia vị tự nhiên, bảo quản đúng quy cách… là những “chiêu” mà người dân Thoại Sơn làm nên sản phẩm khô cá lóc thơm ngon có tiếng. Giờ đây, đặc sản khô cá lóc Thoại Sơn không chỉ được người dân trong tỉnh An Giang tin dùng mà còn có mặt trên thị trường cả nước.

Phát triển nghề truyền thống

Gia đình anh Nguyễn Văn Thắng (ngụ ấp Hòa Tây A, xã Phú Thuận, Thoại Sơn) có 5 lao động chính. Do không có việc làm ổn định nên mọi người phải đi làm thuê ở các tỉnh khác. “Sau thời gian vất vả mưu sinh nhưng kinh tế gia đình không được cải thiện, các thành viên quyết định trở về địa phương mở cơ sở sản xuất khô cá lóc, công việc mà trước đây các thế hệ trước đã có kinh nghiệm làm. Hiện nay, cơ sở sản xuất khô cá lóc của gia đình tôi cho thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm. Chúng tôi đang tiếp tục phát triển nghề truyền thống này” - anh Thắng chia sẻ.

Khô cá lóc Thoại Sơn được chế biến và bảo quản tự nhiên

Cùng với các cơ sở mới phát triển sau này, tại Thoại Sơn có nhiều cơ sở tồn tại lâu dài, xây dựng được uy tín với người tiêu dùng. Cơ sở Sáu Loan (ấp Nam Sơn, thị trấn Núi Sập) là một trong số đó. “Khô cá lóc là thức ăn ưa thích của người dân Nam Bộ. Tại Thoại Sơn, khô cá lóc chủ yếu được làm thủ công, phơi dưới ánh nắng mặt trời nên giữ được mùi vị thơm ngon tự nhiên. Hiện nay, khô cá lóc loại 5 - 10 con/kg bán lẻ tại cơ sở có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Trong khi đó, để làm ra 1kg khô cá lóc, cần khoảng 4kg cá tươi và phơi từ 3 - 4 nắng mới đảm bảo độ ngon, ngọt và sản phẩm không bị hư, mốc. Chất lượng ngon, giá cả hợp lý là điểm thu hút của khô cá lóc Thoại Sơn” - bà Dương Hồng Loan, chủ cơ sở Sáu Loan, phân tích.

Thời gian tới, bà Loan dự định sẽ xin giấy phép mở rộng cơ sở sản xuất khô cá lóc, tiến tới hình thành tổ hợp tác sản xuất khô cá lóc cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời tạo việc làm cho lao động địa phương.

Những “Bí quyết” của nghề

Ông Huỳnh Thanh Niên, chủ cơ sở Loan Phụng (ấp Phú Hữu, thị trấn Phú Hòa, Thoại Sơn), cho biết, để có miếng khô cá lóc ngon, người làm khô phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn những con cá tươi ngon, đánh vảy, làm sạch ruột, phi lê bỏ xương, ướp gia vị rồi mới đem phơi. “Ngày xưa, khô cá lóc chủ yếu làm từ cá lóc đồng nhưng ngày nay, sản lượng cá đồng không còn nhiều mà nhu cầu mua khô càng cao, nên người làm khô chuyển sang làm khô từ cá lóc nuôi” - ông Niên thông tin.

Tuy là cá lóc nuôi, nhưng theo ông Niên, phải lựa những loại cá nuôi trong lồng lưới hoặc những vuông cá có cách nuôi theo phương pháp sử dụng thức ăn tự nhiên (các loại cá tạp băm nhỏ), chứ không dùng thức ăn công nghiệp nhằm đảm bảo thịt cá lóc nuôi vẫn thơm ngon như cá lóc đồng. “Cá lóc làm khô được ướp những gia vị quen thuộc, như: Muối, tiêu hạt đập dập, bột ngọt, ớt tươi, mật ong. Sau khi ướp khoảng 30 phút thì đem phơi dưới trời nắng gắt, khoảng 3 - 4 nắng là khô. Công đoạn phơi khô cũng rất quan trọng vì cá lóc phơi làm khô thường thu hút ruồi. Để không bị ruồi bu mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong lúc phơi, cứ 1 - 2 tiếng phải xịt lên thân cá một chút rượu trắng. Cách làm này còn giúp thịt cá bớt tanh, thơm ngon hơn khi nướng” - ông Niên chia sẻ “bí quyết”.

Ổn định lâu dài

Nghề làm khô cá lóc là nghề truyền thống của người dân Thoại Sơn, tập trung chủ yếu ở thị trấn Phú Hòa, Núi Sập hay các xã Phú Thuận, Vĩnh Trạch, Định Thành… Đây là nghề khá đơn giản nhưng cho thu nhập ổn định, có thể làm được quanh năm. Vào cao điểm Tết Nguyên đán và suốt mùa Xuân, nhu cầu sử dụng khô cá lóc tăng cao, các hộ làm khô có thêm thu nhập. Ở Thoại Sơn, có những cơ sở làm khô có tiếng, như: Sáu Loan, Ba Oánh, Loan Phụng, Sáu Ngứng… Chỉ riêng lượng khô cung cấp cho các đại lý ở chợ Mỹ Bình, Mỹ Long (TP. Long Xuyên) đã lên đến 5 tấn/năm. Từ đây, khô cá lóc Thoại Sơn theo chân du khách đi khắp nơi trong cả nước.

Dù xây dựng được uy tín, thương hiệu nhưng nhìn chung, nghề làm khô cá lóc ở Thoại Sơn vẫn còn tự phát, quy mô nhỏ. Nếu được quan tâm xây dựng thành làng nghề, phát triển tổ hợp tác làm khô, được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì mô hình này sẽ góp phần đáng kể vào xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Khang Duy

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang